Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video đòn bẩy trong chứng khoán là gì

Chứng khoán là một lĩnh vực kinh tế tài chính, đầu tư rất phổ biến hiện nay. Điểm chứng khoán tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đồng thời cũng là yếu tố để nhà đầu tư nhận biết giá trị cổ phiếu của mình. Đối với một nhà đầu tư chứng khoán thì có lẽ sẽ không còn xa lạ với thuật ngữ “đòn bẩy tài chính trong chứng khoán”. Vậy đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?

Đòn Bẩy Tài Chính Trong Chứng Khoán Là Gì?

Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?

1. Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính (tiếng Anh là Financial Leverage – viết tắt là FL) – là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp không thể thiếu được đòn bẩy tài chính bởi không ai có thể thành công nếu chỉ kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn mình có. Biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn dự tính.

Nhiều công ty coi đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích để gia tăng thu nhập, tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã bị chính việc lạm dụng chiến lược này dẫn đến tình trạng lâm vào nợ nần, thậm chí là phá sản.

Hệ số đòn bẩy tài chính là một trong những đòn bẩy kinh doanh thể hiện tương quan giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Chỉ số thấp cho thấy nhà đầu tư có khả năng tự chủ tài chính, ngược lại là nhà đầu tư chưa sử dụng hiệu quả ưu thế từ công cụ này.

2. Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì?

Đòn bẩy tài chính ở kênh chứng khoán hiện không còn xa lạ với NĐT. Hầu hết các NĐT ít hay nhiều đều sử dụng đòn bẩy tài chính, cụ thể là các NĐT cá nhân hoặc tổ chức (CTCK, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính, hoặc do các NĐT cá nhân cho vay tiền…)

Những NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính phần lớn là những NĐT mạo hiểm, thích lướt song.

Ngoài ra còn có các hình thức như các CTCK cho các NĐT vay dựa trên vốn mà CTCK tự thu xếp hoặc các NĐT có thể vay trực tiếp NHTM, các ũy đầu tư, tổ chức tài chính khác….

Giao dịch ký quỹ (Margin Trading)

Là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do Công ty CK môi giới cấp. Nó được đảm bảo bằng khoản ứng trước bằng tiền hoặc thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua. Vì vậy, thông thường những nhà đầu tư nào dự đoán giá tăng sẽ thực hiện giao dịch ký quỹ.

Ví dụ: Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu XYZ tăng trong tương lai và muốn mua 3.000 cổ phiếu XYZ với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ có 75 triệu đồng trong tài khoản. Nhà đầu tư A có thể vay CtyCK nơi mở tài khoản 75 triệu đồng còn thiếu (50% vốn). Lợi nhuận nhà đầu tư A đạt được là chênh lệch giữa giá bán và giá mua 3.000 cổ phiếu này trừ đi lãi suất vay của CtyCK.

Margin Call là gì?

Margin Call là thông báo của CTCK gửi khách hàng đề nghị khách hàng nộp thêm tiền khi chứng khoán dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay bị giảm giá tới một giới hạn nhất định.

CTCK quy định tỷ lệ margin call đối với từng loại chứng khoán. Tỷ lệ thông dụng thường được áp dụng là 30%. Điều này có nghĩa là nếu chứng khoán giảm giá làm cho số tiền ký quỹ giảm xuống nhỏ hơn 30% tổng giá trị chứng khoán CTCK sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tiền để nâng tỷ lệ ký quỹ lên trên 30%.

Ví dụ: Một loại chứng khoán được CTCK quy định tỷ lệ kỹ quỹ là 55%, tỷ lệ margin call là 30%. Bạn có 60 triệu đồng và đặt lệnh mua chứng khoán này với tổng giá trị là 100 triệu đồng. Số tiền bạn vay CTCK để thực hiện giao dịch sẽ là 40 triệu đồng. Tỷ lệ ký quỹ thực tế của giao dịch bằng 60/100 = 60%.

Giả sử chứng khoán bạn mua bị giảm giá 50%, tổng giá trị chứng khoán còn lại bằng 50% x 100 triệu = 50 triệu đồng. Tiền của bạn do đó bị giảm xuống và bằng 50tr – 40tr = 10 triệu đồng. Tỷ lệ ký quỹ thực tế lúc này bằng 10/50 = 20%.

Trong trường hợp này, CTCK sẽ yêu cầu bạn nộp thêm tối thiểu 5 triệu đồng để nâng tỷ lệ kỹ quỹ thực tế lên mức bằng 15/50 = 30%.

4. Đòn bẩy tài chính: Con dao 2 lưỡi

NĐT thông qua hình thức giao dịch ký quỹ sẽ được vay tiền và có thể gia tăng được tổng giá trị mua vào, từ đó có thể gia tăng được lợi nhuận. Điều này sẽ gia tăng giá trị giao dịch trên toàn thị trường và CTCK sẽ được hưởng lợi từ nguồn phí gia dịch. Và hình thức giao dịch ký quỹ khi được triển khai cũng sẽ giúp cho TTCK Việt Nam tiến thêm một bước nữa trên con đường khẳng định vị thế và tên tuổi của mình.

Nguyên tắc cơ bản trong việc đi vay là phải biết điểm dừng và biết những rủi ro mà mình có thể gặp phải. Tùy từng mã chứng khoán có các chỉ số tài chính như thế nào thì mới có thể xác định mức độ rủi ro của mã chứng khoán đó, chứ không thể đổ đồng một mức độ rủi ro chung cho tất cả các cổ phiếu trong thị trường.

Mặt khác, NĐT phải biết rõ là khi nào là thời điểm phải dừng việc vay nợ. Để NĐT kiểm soát được rủi ro và có khả năng bảo toàn vốn, CTCK cần có sự tư vấn giúp họ hiểu được mức độ rủi ro và xác định điểm dừng phù hợp với mỗi người cho dù thị trường nóng hay không nóng. Khi thị giá chứng khoán cao có nghĩa là phải giảm tỷ lệ ký quỹ xuống. Còn nếu chỉ số giá lên cao mà tỷ lệ ký quỹ cũng vẫn ở mức cao, thì tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro.

Tóm lại về sử dụng đòn bẩy tài chính, nói một cách dân dã là sử dụng tiền vay để khuếch đại nguồn lợi nhuận tiềm năng. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính bao giờ cũng có hai mặt. Mặt thuận lợi là khi nhà đầu tư dự báo chính xác xu hướng của thị trường, phân tích đúng và chọn lựa cổ phiếu đúng thì sẽ gia tăng lợi nhuận tiềm năng.

Ngược lại, nếu dự báo sai về chiều hướng thị trường, không những có thể bị rủi ro mất vốn, mà còn chịu thêm lãi suất ngân hàng, như vậy tổn thất sẽ lớn hơn.

Vì thế, đòn bẩy tài chính nói chung chỉ nên áp dụng cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có kiến thức, còn những nhà đầu tư non tay nghề, dự báo thị trường không chính xác và không có nguồn tiền dự phòng, lời khuyên của chúng tôi là không nên sử dụng đòn bẩy tài chính.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Hệ số đòn bẩy tài chính là gì?

Khi bạn lấy tổng tài sản trung bình chia cho vốn chủ sở hữu trung bình sẽ được một thông số. Đó chính là thông số đòn bẩy tài chính . Hệ số này biểu lộ tỷ suất vốn vay và vốn chủ sở hữu trung bình trong một thời kỳ. Nếu thông số này thấp, chứng tỏ doanh nghiệp biểu lộ năng lực tự chủ tài chính tốt nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính. Nếu thông số này cao thì chứng tỏ doanh nghiệp tận dụng rất tốt nguồn lợi từ đòn bẩy tài chính.

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính là gì?

Một số ý nghĩa của đòn bẩy tài chính so với doanh nghiệp đó là:

  • Bù đắp thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại, đồng thời giúp doanh nghiệp ngày càng tăng tỷ suất lợi nhuận .
  • Là một công cụ thôi thúc mức tăng doanh thu sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ chiếm hữu. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ ngưng trệ sự ngày càng tăng doanh thu .
  • Đóng vai trò “ lá chắn thuế ” cho doanh nghiệp.

Không chỉ có ý nghĩa to lớn với những doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính cũng vô cùng quan trọng so với những trader khi góp vốn đầu tư sàn chứng khoán hay góp vốn đầu tư Forex. Đây là công cụ giúp những trader nhân số vốn của mình lên gấp nhiều lần, từ đó hoàn toàn có thể thu về những khoản doanh thu lớn. Các sàn thanh toán giao dịch sẽ phân phối cho nhà đầu tư nhiều mức đòn bẩy khác nhau, ví dụ sàn Exness có tỷ suất đòn bẩy tài chính tối đa lên tới 1: 2000

Xem thêm: Đầu cơ tích trữ là gì? (Cập nhật 2022) – Luật ACC

Xem thêm: Đất TSC là gì? Những lưu ý khi sử dụng đất TCS

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.