1. Thực hiện pháp luật là gì?
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
- 4 thói quen cần tránh khi dùng thẻ tín dụng
- Chép kinh Địa Tạng như thế nào để được lợi ích?
- Thời gian ra đời , đứng đầu nhà nước , kinh đô của nước văn lang ? – Olm
- Kết quả đấu giá biển số xe ngày 31/10: Biển lộc phát của Hải Phòng giảm giá khi lên sàn lần 2
- Địa chỉ Bệnh viện Mắt Điện Biên Phủ và 3 câu hỏi thường gặp
Dựa vào khái niệm nêu trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật như sau:
Bạn đang xem: Thực hiện pháp luật là gì? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, có nghĩa là hành vi phù hợp với quy định, yêu cầu của pháp luật.
– Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của con người. Hành vi thực hiện pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động. Bản chất của pháp luật là ban hành để điều chỉnh hành vi hay những xử sự thực tế của các chủ thể.
Chính vì vậy chỉ có căn cứ vào hành động hay xử sự thực tế của chủ thể thì mới có thể xác định được họ có tiến hành hoạt động thực hiện pháp luật hay không.
– Thực hiện pháp luật là hành vi, xử sự của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, bởi vì, chỉ các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật mới có khả năng nhận thức được yêu cầu của pháp luật để làm đúng các yêu cầu đó.
Đối với các chủ thể không có hoặc mất năng lực hành vi pháp luật, tức là không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật không có ý nghĩa hoặc không có giá trị đối với họ.
Về mặt thực tiễn, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống, điều đó thể hiện ở những điểm sau:
– Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật thì những quy định của pháp luật được hiện thực quá và đi vào đời sống trở thành những hành vi cụ thể của các chủ thể. Bằng việc thực hiện pháp luật, ý chỉ của nhà nước trở thành hiện thực và những chính sách chủ trương của nhà nước được phát huy vai trò.
Xem thêm : Tác dụng tuyệt vời của hoa đậu biếc đối với sức khoẻ con người
– Việc thực hiện pháp luật làm cho đời sống xã hội trở nên ổn định, trật tự an ninh được đảm bảo từ đó tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.
– Thông qua quá trình thực hiện pháp luật, các quyền , lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được đảm bảo.
– Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giúp cho các chủ thể có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các quan hệ pháp luật, nhờ đó, họ tích cực và chủ động tham gia vào các quan hệ đó, tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
– Những hạn chế của pháp luật sẽ được bộ lộ thông qua quá trình thực hiện pháp luật. Như vậy, những hạn chế đó dễ dàng được phát hiện và được xử lý từ đó đưa ra những phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực hiện pháp luật là gì? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật? (Hình từ Internet)
2. Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật?
Hệ thống quy phạm pháp luật rất phong phú, bao gồm các loại quy phạm pháp luật ngăn cấm, bắt buộc, cho phép, bởi vậy, cách thức thực hiện pháp luật cũng đa dạng. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý xác định thực hiện pháp luật bao gồm những hình thức sau:
(1) Sử dụng pháp luật (hay cũng có thể gọi là vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.
Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này.
Xem thêm : Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, người lao động được thưởng bao nhiêu tiền?
Ví dụ: công dân có quyền đi du lịch trong nước, ra nước ngoài hoặc di chuyển từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định. Điểm đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này là chủ thể có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép.
(2) Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.
Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.
Ví dụ như không nhận hối lộ, không vận chuyển chất ma tuý, không thực hiện các hành vi lừa đảo, không lái xe sau khi uống rượu bia…
(3) Thi hành pháp luật (hay chấp hành pháp luật): Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.
Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lý do để từ chối. Sự đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến hành những hoạt động nhất định. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động.
Ví dụ: thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích…
(4) Áp dụng pháp luật: Là hình thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định, xử lý những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý… cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể.
Giữa các hình thức thực hiện pháp luật luôn có sự đan xen, gắn bó chặt chẽ với nhau, không biệt lập với nhau. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật chỉ dành cho chủ thể có thẩm quyền. Áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật vừa là một giai đoạn mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp