Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn hay nhất
Với loạt bài Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn Vật Lí lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 11.
Bài viết Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức – Đơn vị đo, Mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn Vật Lí 11.
1. Định nghĩa
– Có thể ghép nhiều nguồn thành bộ (bộ nguồn điện) theo một trong các cách dưới đây
– Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn được ghép nối tiếp với nhau, cực âm của nguồn điện trước được nối với cực dương của nguồn điện tiếp sau để thành một dãy liên tiếp như sơ đồ sau:
Hoặc
+ Suất điện động của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ. ξb = ξ1 + ξ2 + ξ3 +….+ξn
+ Điện trở trong rb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ. rb = r1 + r2 + … + rn.
+ Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng một điểm A và nối cực âm của các nguồn vào cùng một điểm B như sau:
Khi đó suất điện động của bộ nguồn bằng suất điện động ξ của mỗi nguồn và điện trở trong rb của bộ nguồn ghép song song nhỏ hơn n lần so với điện trở trong của mỗi nguồn. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:
2. Công thức – Đơn vị đo
– Suất điện động của bộ và điện trở trong của bộ nguồn nối tiếp tính như sau:
ξb = ξ1 + ξ2 + ξ3 +….+ξn
rb = r1 + r2 + … + rn.
Trong đó:
+ ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ ξ1; ξ2; … là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r1; r2; … là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
Trường hợp có n nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r ghép nối tiếp:
ξb = nξ ; rb = nr.
Trong đó:
+ n là số nguồn của bộ nguồn ghép nối tiếp,
+ ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);
Xem thêm : Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Ianta là gì?
+ ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
– Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc song song khi có n nguồn giống nhau mỗi nguồn có suất điện động ξ và điện trở trong r là:
Trong đó:
+ n là số nguồn của bộ nguồn ghép song song,
+ ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);
Xem thêm : Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Ianta là gì?
+ ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
3. Mở rộng
Có thể kết hợp hai cách mắc nguồn điện song song và nối tiếp thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng. Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm n dãy ghép song song, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp như sơ đồ sau
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là
Trong đó:
+ m là số nguồn trên một dãy nối tiếp, n là số dãy song song.
+ ξb là suất điện động của bộ nguồn, có đơn vị vôn (V);
Xem thêm : Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Ianta là gì?
+ ξ là suất điện động của mỗi nguồn, có đơn vị vôn (V);
+ rb là điện trở trong của bộ nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
+ r là điện trở trong của mỗi nguồn, có đơn vị ôm (Ω);
4. Bài tập minh họa
Bài 1: Hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 1,5V và điện trở trong 0,5 Ω được mắc với một điện trở 2Ω thành sơ đồ mạch điện như sau:
a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
b) Tính cường độ dòng điện trong mạch.
Bài giải:
Xem thêm : 14/3 là ngày gì?
a) Sơ đồ cho thấy hai nguồn mắc nối tiếp, suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:
ξb = 2ξ = 2.1,5 = 3 (V); rb = 2 r = 2.0,5 = 1(Ω)
b) Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
Bài 2: Có tám nguồn điện cùng loại với cùng suất điện động ξ = 1,5 V và điện trở trong r = 1 Ω. Mắc các nguồn này thành bộ hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song để thắp sáng bóng đèn loại 6V – 6W. Coi như bóng đèn có điện trở như khi sáng bình thường.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm bộ nguồn và bóng đèn ở mạch ngoài.
b) Tính cường độ dòng điện I qua bóng đèn và công suất tiêu thụ của đèn khi đó.
Bài giải:
a) Sơ đồ mạch:
b) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
Eb = 4e = 6 (V) ; rb = = 2r = 2 (W)
Điện trở của bóng đèn
RĐ = = 6 (W) = RN
Cường độ dòng điện chạy qua đèn
I = = 0,75 (A)
Công suất của bóng đèn khi đó
PĐ = I2RĐ = 0,752.6 = 3,375 (W)
Nhận xét: Khi đó đèn sáng yếu hơn bình thường.
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:
Công thức tính số pin của bộ nguồn
Công thức tính cường độ dòng điện
Công thức tính suất điện động
Công thức tính điện năng hao phí trong nguồn điện có điện trở trong
Công thức tính điện năng tiêu thụ
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp