Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông?

Trong chương trình Địa lý lớp 12, chúng ta được học về đặc điểm địa hình Việt Nam, trong đó, tìm hiểu về đặc điểm khu vực đồng bằng. Một trong những câu hỏi được đặt ra là: Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Câu hỏi:

Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông?

A. Trà Khúc

B. Đà Rằng

C. Thu Bồn

D. Đồng Nai

Đáp án B.

Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông Đà Rằng, ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải, đó là giáp biển là cồn cát, đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bội tụ thành đồng bằng.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ nước ta, được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

– Đồng bằng châu thổ sông: gồm Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Cả 2 đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

+ Đồng bằng sông Hồng: Do sông Hồng và sông Thái bình bồi tụ. Diện tích 15.000 km2. Có hệ thống đê ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm. Ít chịu tác động của thủy triều.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Do sông Tiền và sông Hậu bồi tụ. Diện tích 40.000 km2. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Được bồi đắp phù sa hằng năm. Chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều.

– Đồng bằng ven biển: Đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng nay nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghệ An (dông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bồn) và đồng bằng Tuy Hòa (sông Đà Rằng). Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bội tụ thành đồng bằng.