1. Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam có độ tuổi từ đủ 15 trở lên, đồng thời không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 cũng đã liệt kê cụ thể một số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
Bạn đang xem: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?
– Người lao động làm việc theo diện hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, khu phố, tổ dân phố.
– Người lao động làm giúp việc gia đình.
– Người tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không hưởng tiền lương.
– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công khi làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Người nông dân, người lao động tự tạo ra việc làm để có thu nhập cho bản thân và gia đình.
Xem thêm : Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
– Người lao động đã đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu.
– Những người lao động khác.
Thực tế, phần lớn những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những người lao động tự do. Họ đóng bảo hiểm chủ yêu nhằm mục đích hưởng lương hưu khi về già.
2. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên dù đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong bao lâu thì người lao động vẫn không được giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được giải quyết hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc mà mang thai thì được hưởng chế độ khám thai; chế độ thai sản bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
– Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
- Trong quá trình mang thai phải nghỉ dưỡng thai: Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Trường hợp còn lại: Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản nếu đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được hưởng chế độ thai sản đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
Xem thêm : Vi sinh vật – vai trò của vi sinh vật trong thực tế đời sống
– Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi phải đặt vòng tránh thai.
– Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp triệt sản.
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
3. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng quyền lợi gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm 02 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Đối với chế độ hưu trí, người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được giải quyết lương hưu hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với chế độ tử tuất, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết, thân nhân của người đó sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu được hưởng chế độ thai sản?” Nếu còn thắc mắc về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp