Bài viết Lý thuyết Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều.
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều (hay, chi tiết)
Bài giảng: Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều – Cô Lê Minh Phương (Giáo viên VietJack)
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Giống như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều cũng có các tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ. Một điểm khác với dòng điện một chiều là đối với dòng điện xoay chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
2. Đo cường độ và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều
Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC hay (∼)
Đặc điểm:
– Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
– Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách giải thích các tác dụng của dòng điện xoay chiều
Xem thêm : 11 lợi ích sức khỏe không ngờ của quả bàng
– Khi dòng điện xoay chiều đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn đó nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.
– Khi dòng điện xoay chiều đi qua bóng đèn làm cho bóng đèn sáng lên, ta nói dòng điện có tác dụng phát sáng.
– Khi dòng điện xoay chiều có tác dụng lên nam châm làm cho nam châm quay, ta nói dòng điện có tác dụng từ.
2. Cách nhận biết các dụng cụ đo dòng điện xoay chiều
– Trên ampe kế có ghi chữ A hay mA, kí hiệu AC hay ∼
– Trên vôn kế có ghi chữ V, kí hiệu AC hay ∼
Chú ý: Trên ampe kế và vôn kế đo dòng điện một chiều luôn có kí hiệu ở các núm “+” và “ – ”.
3. Cách đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng ampe kế
– Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của dòng điện cần đo.
– Hiệu chỉnh ampe kế trước khi đo.
Xem thêm : Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân, thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
– Mắc ampe kế nối tiếp vào đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của ampe kế).
– Số chỉ trên ampe kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị cường độ dòng điện trong mạch.
4. Cách đo hiệu điện thế xoay chiều bằng vôn kế
– Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị ước lượng của hiệu điện thế cần đo.
– Hiệu chỉnh vôn kế trước khi đo.
– Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo (không cần chú ý đến thứ tự cắm dây vào các chốt của vôn kế).
– Số chỉ trên vôn kế (của kim chỉ thị) chính là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật lí 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 36 (có đáp án): Truyền tải điện năng đi xa
- Lý thuyết Vật lí 9 Bài 37: Máy biến thế (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 37 (có đáp án): Máy biến thế
- Tổng hợp Lý thuyết Vật lí 9 Chương 2: Điện từ học (hay, chi tiết)
- Tổng hợp Trắc nghiệm Vật lí 9 Chương 2 (có đáp án): Điện từ học
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải bài tập Vật lý 9
- Giải sách bài tập Vật Lí 9
- Giải VBT Vật Lí 9
- Đề thi Vật Lí 9
Săn shopee siêu SALE :
- Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
- Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp