Trao đổi chất là một quá trình sinh hóa giúp cơ thể phát triển, sinh sản, chữa lành và thích nghi với môi trường sống. Quá trình trao đổi chất có đồng hóa và dị hóa xảy ra đồng thời, giúp cơ thể giải phóng và thu nạp năng lượng để cơ thể có thể hoạt động. Vậy đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Tìm hiểu ngay.
Đồng hóa là gì?
Đồng hóa (tiếng anh là anabolism) hoặc sinh tổng hợp (biosynthesis) là tập hợp các phản ứng sinh hóa mà mục đích của những phản ứng này là xây dựng các phân tử lớn, phức tạp từ các thành phần nhỏ, đơn giản nhằm để tích lũy năng lượng.
Bạn đang xem: Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Hormone đồng hóa và dị hóa
Đây là quá trình biến đổi các chất không đặc hiệu trong thức ăn chẳng hạn như: Glucid, lipid, protein từ thực vật, động vật, vi sinh vật, thành các chất hữu cơ khác đặc hiệu cho cơ thể. Đặc điểm của quá trình này chính là thu năng lượng. Năng lượng cần thiết cung cấp cho các phản ứng tổng hợp trên chủ yếu là từ sự thủy phân của adenosine triphosphate (ATP).
Dị hóa là gì?
Sau khi đã tìm hiểu đồng hóa là gì, ta tìm hiểu tiếp đến dị hóa là gì. Dị hóa (tiếng anh là catabolism) là tập hợp các phản ứng sinh hóa mà mục đích của các phản ứng này là phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn để giải phóng năng lượng cho hoạt động sống.
Đây là quá trình phân giải các chất dự trữ, đặc trưng của cơ thể thành các phân tử nhỏ không đặc trưng và tạo những chất thải (carbon dioxide, amoniac, ure, axit axetic, axit lactic…) ra môi trường.
Năng lượng được tích lũy trong quá trình đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp lại cho hoạt động tổng hợp của quá trình đồng hóa. Hai quá trình này tuy đối lập nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có quá trình đồng hóa xảy ra thì không có nguyên liệu cho quá trình dị hóa và ngược lại không có quá trình dị hóa thì cũng không có năng lượng cho hoạt động của quá trình đồng hóa.
Xem thêm : 11 Loại rau cải phổ biến hay được dùng trong nấu ăn
Nhìn chung, đồng hóa và dị hóa đều là những quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Quá trình đồng hóa luôn cần năng lượng nên luôn cần quá trình dị hóa diễn ra đồng thời để cung cấp theo nhu cầu.
Hormone đồng hóa và dị hóa
Các hormone trong cơ thể có liên quan đến quá trình đồng hóa và dị hóa:
Hormone đồng hóa
Các hormone đồng hóa bao gồm:
- Estrogen: Đây là hormone có ở cả nam và nữ, estrogen hầu hết được sản xuất ở buồng trứng, có tác dụng điều chỉnh một số vấn đề ở nữ (tăng trưởng của ngực và hông), điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tăng cường khối lượng xương.
- Testosterone: Đây cũng là hormone có ở nam và nữ, testosterone chủ yếu được sản xuất ở tinh hoàn, giúp điều chỉnh một số vấn đề của nam giới như giọng nói, củng cố xương cũng như xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp.
- Insulin: Được các tế bào beta trong tuyến tụy sản xuất, có tác dụng điều chỉnh nồng độ trong máu và sử dụng glucose. Cơ thể không thể dùng glucose mà không có insulin. Khi tuyến tụy không thể tạo ra insulin thì có thể người đó sẽ mắc bệnh tiểu đường.
- Hormone tăng trưởng: Được sản xuất bởi tuyến yên, hormone tăng trưởng có tác dụng kích thích và điều chỉnh sự tăng trưởng cơ thể trong giai đoạn đầu đời. Đến tuổi trưởng thành, hormone này giúp điều chỉnh và sửa chữa xương.
Hormone dị hóa
Các hormone dị hóa có thể kế đến như:
- Adrenaline: Còn có tên là epinephrine, adrenaline được tuyến thượng thận sản xuất. Đây là yếu tố chính của chiến đấu-hay-bỏ chạy (fight-or-flight reaction) có tác dụng giúp tăng nhịp tim, mở các tiểu phế quản trong phổi để có thể hấp thụ oxy tốt hơn và giúp cơ thể có nhiều glucose để cung cấp năng lượng nhanh.
- Cortisol: Cortisol cũng được sản xuất tại tuyến thượng thận, cortisol được gọi là “hormone căng thẳng”. Chúng được giải phóng khi chúng ta cảm thấy lo lắng, hồi hộp hoặc cảm thấy khó chịu kéo dài. Hormone này có thể làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu và ức chế các quá trình miễn dịch.
- Glucagon: Hormone này được sản xuất bởi các tế bào alpha trong tuyến tụy, có tác dụng kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được lưu trữ trong gan và khi cơ thể có nhu cầu về năng lượng nhiều hơn như: Tập thể dục, chiến đấu, mức độ căng thẳng cao,… glucagon sẽ kích thích gan dị hóa glycogen và đi vào máu dưới dạng glucose.
- Cytokine: Hormone này là một loại protein nhỏ, có tác dụng điều chỉnh sự giao tiếp và tương tác giữa các tế bào. Chúng được sản xuất và phân hủy liên tục trong cơ thể, nơi axit amin của chúng được tái sử dụng cho các quá trình khác.
Bất kỳ sự ảnh hưởng nào có liên quan đến hormone của cơ thể, chẳng hạn các tình trạng về tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến các quá trình đồng hóa, dị hóa và sự trao đổi chất tổng thể.
Đồng hóa và dị hóa ảnh hưởng như thế nào đến cân nặng
Vì quá trình đồng hóa và dị hóa là một phần trong quá trình trao đổi chất, vì vậy các quá trình này đều ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể.
Xem thêm : Cách chọn và xử lý măng khô an toàn
Trạng thái đồng hóa giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Điều này sẽ giúp cơ thể duy trì hoặc tăng cân.
Trạng thái dị hóa sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, kể cả mỡ và cơ bắp.
Bạn có thể kiểm soát cân nặng cơ thể bằng cách hiểu rõ quá trình trao đổi chất tổng thể cũng như về quá trình đồng hóa và dị hóa. Cả hai quá trình này đều có thể giúp cơ thể giảm mỡ theo thời gian. Nếu mọi người thường xuyên tập luyện nhiều, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình đồng hóa, giúp giảm mỡ và duy trì hoặc thậm chí tăng cơ. Cơ bắp nặng dày hơn mỡ, vì vậy trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể có thể cao hơn với vóc dáng thon thả hơn.
Tỷ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể còn bị ảnh hưởng bởi độ tuổi và trạng thái bao gồm:
- Độ tuổi: Ở độ tuổi trẻ em, cơ thể đang phát triển thì quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa. Còn ở người già, quá trình dị hóa lại lớn hơn đồng hóa.
- Hoạt động: Khi cơ thể hoạt động, quá trình dị hóa lớn hơn đồng hóa, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hóa sẽ mạnh hơn dị hóa.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp mọi người hiểu rõ đồng hóa là gì và dị hóa là gì để biết cách phân biệt và cách chúng tác động đến cơ thể. Khi hiểu được các kiến thức này, có thể giúp bạn xây dựng chế độ ăn lành mạnh để bạn cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp