Đồng Nai thuộc miền nào, Đồng Nai có thuộc miền Tây không?

Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển kinh tế mạnh ở Việt Nam với nhiều khu công nghiệp và vùng chuyên canh nông nghiệp lớn. Có nhiều bạn đang muốn tìm hiểu Đồng Nai thuộc miền nào, Đồng Nai tiếp giáp với những tỉnh nào… Cùng tìm hiểu về vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai trong bài viết dưới đây.

1. Đồng Nai thuộc miền nào?

Đồng Nai ở đâu? Tỉnh Đồng Nai ở miền nào?

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ của Việt Nam; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉnh Đồng Nai nằm ở phía nào của khu vực Đông Nam Bộ?

Tỉnh Đồng Nai nằm ở cực Bắc của khu vực Đông Nam Bộ; có tọa độ địa lý từ 10°30′ – 11°34′ vĩ độ Bắc và từ 106°45’ – 107°35’ kinh độ Đông.

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện là:

  • 02 thành phố: Biên Hoà, Long Khánh
  • 09 huyện: Trảng Bom; Long Khánh; Nhơn Trạch; Vĩnh Cửu; Cẩm Mỹ; Xuân Lộc; Thống Nhất; Tân Phú; Định Quán.

Trong đó, TP Biên Hoà là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hoá của tỉnh.

2. Đồng Nai tiếp giáp với những tỉnh nào?

Khi tìm hiểu về vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai, nhiều bạn không chỉ muốn biết Đồng Nai thuộc miền nào mà còn muốn biết Đồng Nai giáp tỉnh nào.

  • Khu vực phía Đông của tỉnh Đồng Nai giáp với tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Đông Bắc của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Tây Bắc tiếp giáp với hai tỉnh: Bình Dương và Bình Phước.
  • Khu vực phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía Tây giáp với TP HCM.

Đồng Nai ở đâu trên bản đồ?

(Ảnh: TUBS/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0)

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Đồng Nai

Khi tìm hiểu Đồng Nai thuộc miền nào, bạn sẽ có nhiều thông tin để hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên, cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương này.

Đồng Nai có diện tích là bao nhiêu?

Tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên là 5.897,8 km2.

3.1. Điều kiện địa hình của tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng với dạng địa hình đồng bằng và bình nguyên cùng với rải rác một số núi sót. Độ cao địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Trong đó:

Địa hình đồng bằng của tỉnh có 2 dạng chính là:

  • Các bậc thềm sông: độ cao địa hình từ 5 – 10 m; hoặc từ 2 – 5 m dọc theo các sông.
  • Vùng địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: có độ cao từ 0,3 – 2 m; có nơi thấp hơn mực nước biển. Nơi có địa hình này thường xuyên ngập triều với mạng lưới sông rạch chằng chịt.

Địa hình đồi lượn sóng:

Là các đồi bazan có độ cao từ 20 – 200 m với bề mặt phẳng, thoải.

Địa hình núi thấp:

Là các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn. Độ cao khoảng từ 200 – 800 m. Dạng địa hình này có chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh Đồng Nai, nằm ở ranh giới giữa huyện Tân Phú của tỉnh Đồng Nai với tỉnh Lâm Đồng.

3.2. Tài nguyên đất của tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có tài nguyên đất phong phú và phì nhiêu. Phân loại theo nguồn gốc và chất lượng, tài nguyên đất ở đây có thể chia thành 3 nhóm gồm:

  • Đất hình thành trên đá bazan: có độ phì nhiêu cao; chiếm 39,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: tiêu, cao su, cà phê…
  • Đất hình trên phù sa cổ và trên đá phiến sét: chiếm 41,9% diện tích tự nhiên của tỉnh; có độ phì nhiêu kém; thích hợp trồng các loại cây dài ngày như: cây điều; hoặc cây công nghiệp ngắn ngày như: đỗ, đậu… và một số loại cây ăn trái.
  • Đất hình thành trên phù sa mới: chất lượng tốt; thích hợp trồng nhiều loại cây lương thực, rau quả, hoa màu…

3.3. Đặc điểm khí hậu tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu ôn hòa quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình khoảng 26,3°C; rất thích hợp trồng các loại cây nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.065,7 mm.

3.4. Điều kiện thuỷ văn, sông ngòi

Tỉnh Đồng Nai có một số hệ thống sông lớn chảy qua là: sông Đồng Nai; sông La Ngà; Lá Buông; sông Ray; sông Xoài và sông Thị Vải.

Nhờ vào hệ thống sông ngòi và hồ đập, tỉnh Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản. Mạng lưới hệ thống với hơn 60 con sông và kênh rạch cùng với hồ Trị An (diện tích 323 km2) thuận lợi cho việc nuôi trồng một số loại thuỷ sản như: tôm nuôi, cá nuôi bè…

3.5. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Đồng Nai có tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều chủng loại như: vàng; bauxit; kaolin; sét màu; đá vôi; cát xây dựng; nước khoáng…

4. Đặc điểm KT-XH tỉnh Đồng Nai

Những thông tin tìm hiểu về vị trí địa lý Đồng Nai thuộc miền nào sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương này.

4.1. Thế mạnh về sản xuất công nghiệp

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh về kinh tế; là một trong những trung tâm kinh tế chính ở miền Nam Việt Nam. Các ngành kinh tế chính của tỉnh Đồng Nai bao gồm: công nghệ thông tin; công nghiệp chế biến; xây dựng; dịch vụ.

Theo báo cáo thống kê năm 2022 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Đồng Nai là tỉnh đứng đầu cả nước về số lượng khu công nghiệp với 39 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch; diện tích gần 190 km2. Trong đó, 31 khu công nghiệp của tỉnh đã được đưa vào hoạt động; tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp là 84%.

4.2. Nông nghiệp và Du lịch

Về nông nghiệp, với khí hậu ôn hoà, đất đai phì nhiêu, Đồng Nai từ lâu đã hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày; vùng chuyên canh rau; vùng trồng cây ăn trái nổi tiếng…

Tỉnh Đồng Nai có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn và nhiều di sản văn hoá như: Công viên Văn hóa Đồng Nai; Vườn Quốc gia Cát Tiên; hồ Suối Mơ; thác Trị An; khu Văn miếu Trấn Biên; khu du lịch ven sông Đồng Nai; rừng Mã Đà; khu du lịch Bửu Long; đầm Vân Long; đền Hùng Khiêm…

Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi Đồng Nai thuộc miền nào; Đồng Nai tiếp giáp với những tỉnh nào… Với vị trí địa lý của mình, tỉnh Đồng Nai giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đông Nam Bộ.

Hoàng Thái