TIN BÀI LIÊN QUAN:
- Ngành Giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam bộ chuyển biến mạnh mẽ
Ngày 18/4, tại Bình Dương, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị phát triển GD-ĐT vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hội nghị đã đánh giá tình hình, thống nhất các giải pháp phát triển GD-ĐT vùng, qua đó triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ mà Nghị quyết 24 đã đề ra.
Bạn đang xem: Giáo dục-Đào tạo vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi và Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh tham dự Hội nghị.
Quy mô và chất lượng giáo dục chuyển biến mạnh mẽ
Đánh giá tình hình phát triển GD-ĐT vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2011-2022, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ GD-ĐT trong lĩnh vực GD-ĐT phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Một số địa phương đã có các chính sách đặc thù tạo chuyển biến tích cực về quy mô và chất lượng giáo dục; hiệu quả giáo dục chuyển biến mạnh mẽ, trở thành trung tâm giáo dục của cả nước và từng bước trở thành trung tâm giáo dục của khu vực.
Trong những năm qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhiều chính sách để phát triển GD-ĐT. Qua đó, đã tạo được dấu ấn riêng khi trở thành tỉnh có chất lượng tăng trưởng giáo dục nhanh và bền vững trong khu vực Đông Nam Bộ.
Quy mô và mạng lưới các cấp học khu vực Đông Nam Bộ được đầu tư phát triển đồng bộ, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. Mạng lưới các trường chuyên được hoàn thiện hơn, quy mô trường lớp và HS được mở rộng và phát triển, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm học 2020-2021, toàn vùng có 7.871 cơ sở giáo dục MN, phổ thông, thường xuyên, với khoảng 3,6 triệu HS các cấp học. Tỷ lệ lớp/trường các cấp học trong khu vực đứng đầu trong 6 vùng KT-XH, cao hơn so với bình quân cả nước.
Cô và trò Trường TH Nguyễn Viết Xuân (TP.Vũng Tàu) trong một tiết học đầu năm mới.
Xem thêm : Sau khi đốt sùi mào gà kiêng ăn gì tốt nhất, nhanh làm vết thương?
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa. Số trường học đạt chuẩn tăng dần hằng năm tạo điều kiện thuận lợi để huy động số trẻ và HS trong độ tuổi đến trường. Trong đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương là 2 địa phương có tỷ lệ trường TH, THCS đạt chuẩn quốc gia cao hơn so với bình quân cả nước và cả vùng.
Ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng dần hằng năm, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy có hiệu quả, thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội, cộng đồng chăm lo cho giáo dục…
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày. Trong ảnh: Năm học 2022-2023, Trường TH Lưu Chí Hiếu (TP.Vũng Tàu) là một trong những ngôi trường được xây mới khang trang và hiện đại.
Xây dựng nền GD-ĐT mở, hiện đại, hội nhập
Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ đã đề ra phương hướng, giải pháp phát triển GD-ĐT tại địa phương. Từ đó, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ mà Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt ra.
Theo ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, mục tiêu về phát triển GD-ĐT của Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là: Phát triển toàn diện, đồng bộ mạng lưới cơ sở GD-ĐT, đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Hình thành nền GD-ĐT mở, hiện đại, hội nhập, góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế của địa phương, vùng và cả nước.
Đồng thời, tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đến năm 2030 đạt 43-48% (trong khi Nghị quyết 24 là 40-45%), tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 1,8% (thấp hơn mục tiêu 3% của Nghị quyết 24), nhằm thúc đẩy phát triển đồng bộ kinh tế-giáo dục của tỉnh.
Để thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đặt ra, trước hết, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục quan tâm, bố trí nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời, phối hợp với các cơ sở giáo dục ĐH sư phạm có giải pháp xây dựng nguồn tuyển dụng GV trong thời gian tới.
Xem thêm : Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày có tốt không? Cách uống đúng là gì?
Cùng với đó, tỉnh tập trung bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tiếp tục tăng cường trình độ tiếng Anh cho HS, SV; Thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho HS phổ thông, song song với bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động.
Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045, GD-ĐT vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước và thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, 50% số tỉnh, thành phố trong vùng đạt phổ cập giáo dục TH, phổ cập giáo dục THCS ở mức độ 3. Tỷ lệ lên lớp cấp TH, tỷ lệ hoàn thành chương trình TH đạt 99%. Tỷ lệ lên lớp đến cấp trung học cơ sở đạt 98,93%, và cấp trung học phổ thông đạt 98,91%. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS đạt 99,02% và cấp THPT đạt 99,01%. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục TH đạt khoảng 65%, THCS là 76% và THPT đạt khoảng 60%…
Bà Rịa-Vũng Tàu còn tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, bố trí, tạo quy đất sạch để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa xã hội hóa giáo dục; phân cấp triệt để trong quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là lĩnh vực GD-ĐT.
Còn theo ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cùng với việc quan tâm đầu tư đúng mức cho GD-ĐT về cơ sở vật chất, hạ tầng, tỉnh đã và đang triển khai thực hiện chính sách thu hút người có trình độ cao từ ngoài tỉnh về làm việc, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Đồng thời, bảo đảm chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với viên chức, người lao động ngành giáo dục
Ông Võ Văn Minh đề xuất Chính phủ, các cơ quan Trung ương cần có chế độ, chính sách phù hợp, đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực cho ngành GD-ĐT, nhất là GV MN. Song song với đó, cần có cơ chế thông thoáng trong chính sách về đất đai phục vụ cho giáo dục, có hành lang pháp lý đủ mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư tham gia xã hội hóa giáo dục nhiều hơn để giảm bớt áp lực cho các cơ sở giáo dục công lập.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của hệ thống GD-ĐT vùng Đông Nam Bộ trong thời gian qua. Đồng thời, khẳng định, Đông Nam Bộ là trung tâm phát triển lớn nhất, đầu tàu lớn nhất về mọi mặt, trong đó có sự đóng góp rất lớn của hệ thống GD-ĐT.
Để GD-ĐT vùng Đông Nam Bộ vượt qua thách thức, đạt được kỳ vọng, theo Phó Thủ tướng, các địa phương cần có quy hoạch cụ thể về phát triển mạng lưới GD-ĐT cho phù hợp trên cơ sở quốc gia, vùng, địa phương, chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục. Cần xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển lâu dài. Vì vậy, cần tiến hành đổi mới các mô hình, tổ chức, đi tiên phong trong các hoạt động để đào tạo, thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng vùng Đông Nam Bộ ngày càng phát triển.
Bài, ảnh: HOÀNG DƯƠNG-QUANG VINH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp