DÒNG RÒ VÀ AN TOÀN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

Giật điện gián tiếp hay các tai nạn giật điện do chạm vào vỏ thiết bị rò điện là tác hại nguy hiểm của dòng rò. Bài viết sau trình bày 3 kiến thức an toàn điện cần biết liên quan đến dòng rò: định nghĩa dòng rò, tác động của dòng rò đến cơ thể con người và các loại thiết bị chống dòng rò.

Dòng rò và dòng rò định mức là gì?

Dòng rò hay còn gọi là dòng điện rò rỉ để chỉ dòng điện dư thừa trong qua trình hao tổn năng lượng điện, bị truyền ra ngoài vỏ thiết bị, dây dẫn, gây nên các tai nạn, sự cố điện, đặc biệt có thể gây ngu.y hiể.m đến tín.h mạn.g của người sử dụng điện.

Dòng rò an toàn là bao nhiêu?

Con người bị điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể của người đó. Tùy theo điều kiện môi trường, cường độ dòng điện đi vào và nhất là thời gian tác động của dòng điện mà cơ thể sẽ có những phản ứng ở mức độ khác nhau. Có thể tóm tắt phản ứng khi bị điện giật theo cường độ như sau:

  • Dòng điện từ 1-5mA thì thực tế xem như không nguy hiểm, trong giới hạn an toàn.
  • Dòng điện ừ 10-20mA thì gây cảm giác tê tê, như kim châm.
  • Dòng điện 25-30mA thì các bắp thịt bị co giật, lồng ngực bị co thắt, có nguy cơ bị ngạc thở.
  • Dòng điện từ 50-80mA thì hô hấp gần như bị tê liệt, tim đập mạnh.
  • Dòng điện 90-100mA thì hô hấp hoàn toàn bị tê liệt, nếu kéo dài thời gian từ 3 giây thì tim ngừng đập, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Như vậy, dòng rò tối đa mà con người có thể chịu đựng được là 30mA. Đây được cho là ngưỡng an toàn và do đó các nhà sản xuất đã sản xuất ra thiết bị bảo vệ dòng dò theo con số 30mA. Khi chênh lệch giữu dòng Ir và dòng Io lớn hơn 30mA thì thiết bị bảo vệ dòng rò (RCCB, ELCB, RCBO) sẽ cắt nguồn điện bảo vệ an toàn cho người sử dụng.

Tiêu chuẩn dòng rò cho phép

Có các tiêu chuẩn quy định dòng rò tối đa an toàn cho con người trong các điều kiện khác nhau. Chúng thay đổi theo ứng dụng và loại liên hệ có thể cũng như loại kết nối mặt đất. Các giới hạn dòng rò điển hình của một số ứng dụng:

Công nghệ thông tin:

+ Kết nối vĩnh viễn – 3.5mA trở lên trong một số ứng dụng

+ Di chuyển hoặc cắm, không cầm tay – 3.5mA

+ Cầm tay – 2.5mA

Trang thiết bị y tế

+ Dòng rò cho phép trong điều kiện bình thường là 0.5mA và 1mA trong một điều kiện lỗi đơn. Dòng rò rất nguy hiểm nếu vượt quá giới hạn an toàn cho phép.

Dòng rò điển hình cho các lớp thiết bị khác nhau

Thiết bị loại I:

+ Phải có bảo vệ chống điện giật bằng cách điện cơ bản kết hợp với mặt đất bảo vệ được kết nối với vỏ thiết bị.

+ Dòng rò tối đa là 0.75mA cho thiết bị cầm tay và 3.5mA cho thiết bị khác.

Thiết bị loại II:

+ Những thiết bị này không có mặt đất bảo vệ. Thiết bị như vậy sử dụng cách điện tăng cường hoặc gấp đôi để cung cấp bảo vệ chống điện giật

+ Dòng rò tối đa là 0.25 mA

Thiết bị loại III:

+ Đây là các mạch điện áp cực thấp (SELV) trong đó không có điện áp nguy hiểm