Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là văn bản pháp lý thể hiện quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức với quyền sử dụng đất được nhà nước công nhận và bảo vệ. Đây là giấy tờ không thể thiếu để các chủ thể thực hiện quyền của mình với đất đai như chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất. Do đó để có thể thực hiên các quyền này thì người sử dụng đất cần làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất mình đang sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì? Thủ tục xin cấp sổ đỏ như thế nào? Các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi xin cấp sổ đỏ cũng như về thời hạn cấp sổ đỏ ra sao? Và để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
- Châu lục nào lớn nhất thế giới? 5 sự thật thú vị về châu lục lớn nhất thế giới
- Nên dùng dầu xả mấy lần 1 tuần cho nam?
- Lịch âm hôm nay 3/11 – Lịch âm dương ngày 3/11/2023
- Top cung hoàng đạo nổi tiếng với danh hiệu “ngôi sao sáng” trong giới học tập?
- [Góc giải đáp] Size áo sơ mi nam 40 tương đương size gì?
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ sổ hồng là những từ mà người dân thường dùng để gọi các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.
Bạn đang xem: Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ?
Từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chung các loại giấy chứng nhận. Theo đó các loại giấy tờ này sẽ được gọi chung bằng tên gọi trên và không phân ra làm quyền sử dụng đất hay nhà ở.
Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất .”
Do đó sổ đỏ chỉ là cách gọi thân quen của người dân đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật không có quy định nào nhắc đến sổ đỏ.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
Điều kiện để được cấp sổ đỏ sẽ được chia ra các trường hợp sau:
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Người xin cấp giấy chứng nhận có một trong các loại giấy tờ dưới đây:
Giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên mình
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai, khi có một trong những giấy tờ sau đây, người dân đủ điều kiện để cấp sổ đỏ:
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai…
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực);
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ về QSDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất
– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chỉnh phủ
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đứng tên người khác
Theo khoản 2 Điều 100 Luật đất đai 2013 hộ gia đình, cá nhân được cấp Sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu:
– Đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu bên trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan (do mua bán, tặng cho mà chưa sang tên…);
– Trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ;
– Không có tranh chấp.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án, kết quả hòa giải thành.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc các trường hợp sau đây thì được cấp sổ đỏ:
– Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân.
– Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
– Văn bản công nhận kết quả hòa giải thành.
– Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014 mà chưa được cấp Sổ.
Xem thêm : Đất 03 là gì? Đất 03 có được xây nhà không?
Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp trên được cấp sổ, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện.
Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Căn cứ theo điều 101 Luật Đất đai 2013, người dân không có giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn có thể được cấp sổ đỏ theo các trường hợp sau đây:
– Không phải nộp tiền sử dụng đất:
Khi có đủ các điều kiện sau, người dân được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ về QSDĐ;
– Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
-Phải nộp tiền sử dụng đất:
Hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ đỏ và phải nộp tiền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Đang sử dụng đất không có các giấy tờ về QSDĐ nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai.
– Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Sổ.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất khi có đủ các giấy tờ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận để xác định quyền của mình đối với quyền sử dụng đất đăng ký.
Căn cứ Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Người đăng ký chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền.
Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK (đơn xin làm sổ đỏ)
– Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
– Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Nộp hồ sơ, chờ giải quyết
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
- Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
- Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi xác minh nguồn gốc sử dụng đất, UBND cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày.
Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
- Cập nhật thông tin thửa đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính; chuẩn bị hồ sơ để Phòng tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Phòng tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Thực hiện nghĩa vụ tài chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
Nhận kết quả
Theo thời gian trong giấy hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.
Các chi phí, thuế phải nộp khi làm sổ đỏ lần đầu
Xem thêm : 18+ dấu hiệu chồng không còn yêu vợ và đang chán cuộc sống hôn nhân
Theo quy định pháp luật , các chi phí phải nộp khi cấp sổ đỏ lần đầu bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền lệ phí trước bạ, tiền thuế thu nhập cá nhân (đối với một số trường hợp), tiền lệ phí địa chính và các loại lệ phí khác. Cụ thể:
Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất
Tại điểm a khoản 1 Điều 107 Luật đất đai 2013 có quy định:
“1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:
a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất”
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 108 Luật đất đai quy định căn cứ tính tiền sử dụng đất như sau:
“1. Căn cứ tính tiền sử dụng đất:
a) Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất;
b) Mục đích sử dụng;
c) Giá đất theo quy định tại Điều 114 của Luật này; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất này là giá trúng đấu giá.”
Như vậy, khi được cấp sổ đỏ lần đầu, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, số tiền này được xác định dựa trên giá đất, mục đích sử dụng đất và diện tích đất được giao. Ngoài ra, tiền sử dụng đất cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn gốc thửa đất được cấp sổ đỏ, thời điểm sử dụng đất và giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất cũng như thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là lệ phí nộp cho Nhà nước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với tài sản. Đối tượng chịu lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 2 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, trong đó tại khoản 1 Điều này có quy định về đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm nhà, đất. Như vậy, nhà, đất là đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ do đó; khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ
Căn cứ tính lệ phí trước bạ được quy định tại Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP:
“Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)”
– Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất; do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành
– Mức thu lệ phí trước bạ được tính theo tỷ lệ phần trăm, mức thu đối với nhà, đất được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, cụ thể:
“1. Nhà, đất mức thu là 0,5%”
Thuế thu nhập cá nhân
Trong trường hợp, thửa đất xin cấp sổ đỏ có nguồn gốc; được mua qua, bán lại qua nhiều người và chưa thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân; với Nhà nước thì nay người sử dụng đất xin cấp sổ đỏ lần đầu phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho việc mua bán đất đó.
Các chi phí khác khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bao gồm: phí đo đạc, lệ phí địa chính, phí thẩm định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phí in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên phạm vi tỉnh mình.
Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ?
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng:
– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Theo đó thời hạn cấp sổ đỏ sẽ được tính kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ và sau khi mà người yêu cầu cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Vì vậy sau khi hết thời hạn quy định trên và bạn đã hoàn thành nghĩa vụ về tài chính thì sẽ được cấp sổ đỏ. Nếu hết thời hạn trên mà bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì sổ đỏ chỉ được cấp khi các nghĩa vụ này được hoàn thành.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nộp thuế xong khi nào có sổ đỏ?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục quy định tạm ngừng kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp,,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xây dựng vượt giấy phép xây dựng bị xử phạt như thế nào?
- Báo cáo xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 2022
- Xử lý xây dựng trên đất tranh chấp theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp