Con ngoài giá thú là gì? Quyền lợi của con ngoài giá thú?

Do sự phát triển của kinh tế xã hội, hiện tượng nam nữ sống với nhau như vợ chồng trước khi kết hôn không còn là điều mới lạ. Điều này gây ra một số mặt trái trong xã hội như phá thai, con sinh ra không được cha mẹ ruột thừa nhận, con sinh ra bị bỏ rơi vào các bệnh viện, chùa chiền… Những đứa trẻ này được gọi là con ngoài giá thú.

Vậy con ngoài giá thú là gì? Pháp luật quy định như thế nào để đảm bảo quyền lợi của con ngoài giá thú? Hãy GỌI NGAY qua số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình miễn phí hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cơ bản liên quan đến vấn đề con ngoài giá thú trong bài viết dưới đây.

dua con ngoai gia thu la gi

Con ngoài giá thú là gì?

Để hiểu về khái niệm con ngoài giá thú, ta cần đặt thuật ngữ ngày dưới các góc độ như sau:

Theo từ điển Tiếng Việt, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ sinh ra không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.

Theo từ điển Luật học trang 102, con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng hoặc cha mẹ ăn ở với nhau như vợ chồng, nhưng việc lấy nhau chưa được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký vào sổ kết hôn.

Dưới góc độ pháp lý: hiện nay Luật hôn nhân gia đình nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về khái niệm con ngoài giá thú. Theo đó, các trường hợp có thể phát sinh con ngoài giá thú bao gồm:

– Nam, nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn và sinh con.

– Một trong hai bên nam, nữ đã kết hôn với người khác nhưng vẫn sống chung như vợ chồng với người khác giới và sinh con.

– Hai vợ chồng ly hôn với nhau nhưng sau đó tái hợp, không đăng ký kết hôn và sinh con.

Ví dụ: A và B là công nhân ở khu công nghiệp C. Trong thời gian sống chung, A với B có một người con chung là D nhưng cả hai không đăng ký kết hôn. Khi đó D được gọi là con ngoài giá thú của A và B.

Từ những điều trên có thể định nghĩa: Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc kết hôn chưa được ủy ban nhân dân công nhận, ghi vào sổ kết hôn. Con ngoài giá thú có thể là con chung hoặc con riêng của một bên cha, mẹ.

Quyền lợi của con ngoài giá thú?

Trước đây dưới chế độ phong kiến hà khắc, có sự phân biệt nặng nề giữa những người con trong gia đình: giữa con cả và con út, con trai và con gái, con chính thức và con ngoại hôn (con giá thú) hay còn được gọi là con ngoại tình, con tư sinh, con hoang. Người mẹ và con ngoài giá thú sống trong chế độ đó thường xuyên bị người đời và những người trong gia đình dèm pha, khinh rẻ, đối xử vô cùng bất công.

Hệ thống pháp luật Hôn nhân gia đình của nước ta đã ghi nhận quyền làm mẹ ngay từ những văn bản đầu tiên. Điều 9, Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật quy định:

“Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình”.

Đặc biệt kể từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đến nay, pháp luật đã công nhận quyền yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ, con.

Thứ nhất: Quyền được xác định cha, mẹ:

Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Đồng thời, Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.

Tại Điều 110, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.”

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Theo đó, việc đăng ký xác định cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã nơi con cư trú.

Quyền được xác định cha, mẹ là một trong những căn cứ đầu tiên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con.

Thứ hai: Được hưởng quyền lợi như những đứa con bình thường khác

Sau khi thủ tục xác định cha, mẹ, con, những đứa con ngoài giá thú cũng được hưởng những quyền lợi như những đứa con bình thường khác như quyền giám hộ, quyền tài sản, quyền thừa kế…

Ví dụ: con chưa thành niên thì được sống chung với cha mẹ và được cha mẹ nuôi dưỡng.

Con ngoài giá thú cũng là một đứa trẻ bình thường, có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc như những đứa con khác. Pháp luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định về quyền lợi đầy đủ của con ngoài giá thú thể hiện sự nhân văn, tiến bộ và phù hợp với tinh thần của Hiến pháp “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.

10

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của cha, mẹ?

Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất của một người bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Như vậy, trong trường hợp có con ngoài giá thú, con được xác định là con đẻ của người để lại thừa kế thì vẫn được hưởng thừa kế từ cha, mẹ. Để được nhận di sản thừa kế từ cha/mẹ, điều kiện bắt buộc là phải có căn cứ pháp lý chứng minh quan hệ cha, mẹ con giữa cha/mẹ với con ngoài giá thú. Hãy GỌI NGAY cho để được Luật sư chuyên về thừa kế tư vấn trong việc con ngoài giá thú thừa kế di sản của cha, mẹ.

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con ngoài giá thú

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con (không phân biệt con ngoài giá thú hay con giá thú) quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của con

Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con có quyền và nghĩa vụ như sau:

– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

button b

Dịch vụ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình

Trường hợp chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến con ngoài giá thú, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Luật Hoàng Anh để được các luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ phù hợp theo nhu cầu.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước pháp luật.