1. Biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida
Các loài nấm Candida thường gây ra một loạt các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới, phổ biến nhất là Candida Albicans. Khi môi trường vùng kín có pH cân bằng, nấm Candida không có khả năng gây hại. Tuy nhiên, nếu pH thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển mạnh mẽ dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài cơ quan sinh dục, nấm Candida còn có thể gây bệnh trên da hoặc miệng, đường tiêu hóa và máu.
Các biểu hiện thường gặp các chị em khi bị nhiễm nấm Candida bao gồm:
Bạn đang xem: Tin tức
- Ngứa kéo dài do kích ứng âm đạo.
- Đau và khó chịu, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục hoặc đi vệ sinh.
- Vùng âm đạo có thể sưng, đỏ.
- Niêm mạc âm đạo dày lên, khí hư nhiều.
- Dịch âm đạo ra nhiều, vốn cục thành bột màu trắng, tạo thành mảng bám lên trên bề mặt niêm mạc.
Không chỉ nữ giới, nam giới cũng có thể bị viêm quy đầu nếu quan hệ tình dục khi âm đạo đang nhiễm nấm Candida gây sưng, đỏ và ngứa ngáy.
Nấm Candida có thể gây viêm nhiễm phụ khoa dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu
2. Thành phần và công dụng của lá trầu không
Trầu không có tên khoa học là Piper Betle – Một loại cây thân leo có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Trầu không được trồng rộng rãi tại Việt Nam, thường lấy lá để ăn trầu và dùng làm thuốc ở dạng tươi hoặc phơi khô rồi xay nhuyễn thành bột.
Thành phần trong lá trầu không
Trong 100g lá trầu không có chứa khoảng 2,4% tinh dầu và các thành phần hóa học khác như:
- Lá trầu không chứa các alkaloid như arecoline và arecadine, có tác động kích thích hệ thần kinh, giúp thư giãn và tỉnh táo.
- Các hợp chất flavonoid có khả năng chống oxy hóa.
- Lá trầu không cung cấp một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B6, canxi, sắt và nhiều thành phần khác.
Công dụng của lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng rộng rãi cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền nhờ những công dụng:
- Lá trầu không là kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như E.coli, S.albus, B.subtilis, S.aureus, S.pneumoniae,…
- Làm dịu các cơn đau khi bị rách, xước, viêm sưng và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
- Giảm các chứng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu, cải thiện tình trạng táo bón.
- Làm dịu các cơn co thắt, ức chế hoạt động của nhu động ruột và hệ thần kinh.
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng, chữa sâu răng, viêm chân răng, hôi miệng.
- Chữa ho, viêm phế quản, viêm họng.
- Điều hòa chứng rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
- Trị nấm, viêm nhiễm phụ khoa, khử khuẩn, làm sạch vùng kín.
Lá trầu không là dược liệu được sử dụng trong cả Tây y và Đông y
3. Cách chữa nấm Candida bằng lá trầu không tại nhà
Lá trầu không có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác để chữa nấm Candida nhằm tăng hiệu quả điều trị. Nếu bạn chưa biết cách chữa nấm Candida bằng lá trầu không thì có thể bỏ túi 5 cách dưới đây.
Xông hơi
Các tinh dầu có trong lá trầu không sẽ theo hơi nước thâm nhập vào sâu bên trong âm đạo thông qua biện pháp xông hơi.
- Dùng 5 – 7 lá trầu không tươi, rửa sạch, vò sơ để lá hơi nát.
- Cho thêm 1,5 lít nước và lá trầu vào nồi rồi đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút để tinh dầu trong lá trầu không tiết ra.
- Đợi vài phút để nước nguội bớt rồi đổ toàn bộ ra chậu. Người bệnh ngồi lên vị trí cao rồi đặt chậu nước lá ở phía dưới, chú ý khoảng cách để tránh bị bỏng.
Dùng một tấm vải hoặc chăn sạch quấn xung quanh để hơi nước tập trung vào một vị trí và xông khoảng 10 phút mỗi ngày.
Rửa vùng kín với lá trầu không
Ngoài xông hơi thì bạn cũng có thể sử dụng trực tiếp rửa vùng kín với nước lá trầu không cũng cho hiệu quả trị nấm rất tốt. Bạn nấu nước lá tương tự theo cách ở trên, sau khi đổ ra chậu thì thêm nước lạnh. Đổ một lượng vừa phải để giữ nước lá trầu đủ ấm rồi sử dụng để rửa vùng bị nhiễm nấm Candida 2 lần/ngày.
Có thể sử dụng lá trầu không để hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida vùng kín
Kết hợp lá trầu không với gừng tươi
Xem thêm : Đặc điểm của ngành vận tải đường biển
Bạn có thể chữa nấm Candida bằng lá trầu không kết hợp với gừng tươi bằng cách:
- Rửa sạch khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi và nửa củ gừng.
- Lá trầu không vò nát còn gừng cắt lát.
- Cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước và để sôi khoảng 5 -10 phút.
- Chờ nước nguội bớt rồi cho ra chậu.
- Ngồi ở vị trí cao và để chậu nước phía dưới để để hơi nước bốc lên, thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo trong khoảng 10 phút.
Kết hợp lá trầu không với giấm táo
Cách chữa nấm Candida bằng lá trầu không và giấm táo
được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo.
- Giã nát hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
- Cho thêm 1 thìa cà phê giấm táo.
- Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm, dùng khăn mềm lau khô.
- Thoa hỗn hợp nước lá trầu không và giấm táo lên vùng rìa âm đạo bằng tăm bông hoặc sử dụng tay đã rửa sạch.
- Để khô khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Nên thực hiện 2 lần/ngày và liên tiếp trong 7 ngày.
Kết hợp lá trầu không với lá chè xanh
Không chỉ lá trầu không mà chè xanh cũng được xem là nguyên liệu chữa viêm nhiễm, nấm phụ khoa hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn, trị nấm cực tốt. Cách dùng lá trầu không kết hợp lá chè xanh để chữa nấm Candida là:
- Chuẩn bị 5 lá trầu không và một ít lá chè xanh tươi, rửa sạch để ráo rồi vò nát.
- Cho 2 loại lá này vào nồi với 1,5 lít nước và một thìa muối, đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút.
- Để nước lá nguội bớt rồi cho ra chậu để xông vùng kín.
- Sau khi xông 10 phút thì bạn có thể tận dụng nước này để rửa vùng kín.
Vơi cách chữa nấm Candida bằng lá trầu không ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần phải lưu ý, những phương pháp chữa nấm với lá trầu không nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị triệt để. Vậy nên, khi xảy ra tình trạng nhiễm nấm Candida, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, bạn cũng tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề dùng lá trầu không để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bạn nên tìm đến bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn biện pháp chữa nấm Candida hiệu quả
Nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến bệnh phụ khoa, có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp