Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam. Ở những nơi lãnh hảo, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó. Sau đây, Luật ACC xin chia sẻ đến bạn một số thông tin cơ bản về biên giới quốc gia trên biển qua bài viết dưới đây:
- Dưới bóng hoàng lan – Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật
- Hướng dẫn cách uống trà xanh giảm cân đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất
- Tìm hiểu thuật ngữ cơ quan tư pháp và cơ quan nội chính
- Tuổi Canh Ngọ 1990 mua xe màu gì tốt nhất? Nên tránh màu nào nhất?
- Đường chéo hình lập phương? Đường chéo khối lập phương công thức và cách tính.
Biên giới quốc gia trên biển là gì? [Cập nhập 2022]
1. Biên giới quốc gia trên biển là gì?
Điều 3 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về biên giới quốc gia như sau:
– Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong đó:
– Đường biên giới quốc gia quy định nêu trên gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.
– Mặt thẳng đứng gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.
Như vậy, đường biên giới quốc gia trên biển được xác định là một phần của biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đường mà mặt thẳng đứng theo đường đó xác định lãnh thổ trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời Việt Nam, được xác định dựa trên đất liền, các đảo và các quần đảo.
2. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta thuộc vùng nào?
Xem thêm : Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ Lễ 30/4, 1/5; nghỉ Lễ Quốc khánh 2023
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên, chúng ta sẽ có thể thấy, đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam sẽ thuộc vùng nước lãnh hải của quốc gia ven biển.
Và, tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng đã đưa ra quy định các đặc điểm cơ bản nhất của các vùng biển khác của mỗi quốc gia, cụ thể như sau:
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo các quy định được nêu cụ thể bên trên, đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam không chỉ là ranh giới bên ngoài của vùng lãnh hải mà đường biên giới quốc gia trên biển còn là ranh giới bên trong của vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.
3. Cách xác định biên giới quốc gia trên biển
Theo Điều 5 Nghị định 140/2004/NĐ-CP, cách xác định biên giới quốc gia trên biển được quy định như sau:
– Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.
Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.
– Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
4. Quy định của pháp luật quốc tế liên quan tới Biên giới quốc gia
– Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia Luật pháp quốc tế đã xác lập những nguyên tắc cơ bản về biên giới và lãnh thổ quốc gia. Theo đó, tính bất khả xâm phạm, toàn vẹn về biên giới và lãnh thổ quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật quốc tế hiện đại.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 4 – Điều 2 – Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, trong quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng các cam kết và thỏa thuận quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Xem thêm : Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là?
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ Điều 2, Khoản 3 – Hiến chương Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hào bình, an ninh quốc tế và công lý.
– Các bộ phận đường biên giới quốc gia được cấu thành bơi 04 (bốn) bộ phận sau đây:
+ Đường biên giới quốc gia trên đất liền Biên giới quốc gia trên đất liền (bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới) là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác.
+ Đường biên giới trên biển theo quy định tại Điều 2 – Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải.
+ Đường biên giới trên không: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với vùng trời quốc gia được chính thức đặt ra từ khi con người có các phương tiện bay, nhất là từ khi có máy bay và ngành hàng không phát triển. Chủ quyền đối với cùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ đã trở thành phạm trù pháp lý quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Paris ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 rằng:
“Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.”
+ Đường biên giới bên trong lòng đất là một bộ phân của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, léo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.
Như vậy, vấn đề liên quan đến Biên giới quốc gia trên biển là gì? Đã được Luật ACC trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số quy định của pháp luật liên quan tới đường biên giới quốc gia. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Mọi thông tin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp