1. Biên giới quốc gia trên biển là gì?
1.1. Biên giới quốc gia là gì?
Theo điều 3, Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật biên giới quốc gia, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đát, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong đó:
Bạn đang xem: Đường biên giới trên biển giới hạn từ đâu?
– Đường biên giới quốc gia quy định nêu trên gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.
Xem thêm : Chứng Chỉ Tin Học cơ bản có thời hạn không?
– Mặt thẳng đứng gồm mặt thẳng đứng theo biên giới của quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất à lên vùng trời.
Biên giới quốc gia bao gồm: biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất
– Biên giới trên bộ: là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa… Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi bên hữu quan đồng ý.
– Biên giới trên biển: là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có chủ quyền hoặc với nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
– Biên giới trên không và biên giới lòng đất: được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.
1.2. Biên giới quốc gia trên biển là gì?
Theo quy định tại điều 11, Luật biển Việt Nam 2012 thì đường biên giới quốc gia trên biển được hiểu cơ bản chính là ranh giới ngoài của lãnh hải. Bên cạnh đó, điều 2 của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 quy định rằng: “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thuỷ tới một vùng biển tiếp giáp với chúng, dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”.
Như vậy, đường biên giới quốc gia trên biển được xác định là một phần của biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đường mà mặt thẳng đứng theo đường đó xác định lãnh thổ trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời Việt Nam, được xác định dựa trên đất liền, các đảo và các quần đảo. Theo quy định pháp luật hiện hành thì biên giới quốc gia ven biển được hoạch định và đánh dấu cụ thể bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định cụ thể theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
2. Cách xác định biên giới của quốc gia trên biển
Xác định biên giới quốc gia trên biển và một việc có ý nghĩa quan trọng với tất cả các quốc gia. Mục đích của đường biên giới này là để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ biển có chủ quyền. Sau khi đã xác định cụ thể dường biên giới trên biển, quốc gia sẽ cần phải thực hiện công bố công khai chính thức, thể hiện rõ ràng về biên giới quốc gia trên biển đó trên hải đồ tỉ lệ lớn. Trong trường hợp mà hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau thì đường biên giới quốc gia trên biển của hai quốc gia đó sẽ được phân định bằng các phương pháp cụ thể như phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến nếu như hai quốc gia đó không có thoả thuận khác. Đường biên giới quốc gia trên biển này vừa là một minh chứng thực tiễn, vừa là một căn cứ pháp lý để nhằm mục đích thực hiện phân định ranh giới giữa các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia với vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia. Dựa vào đường biên giới quốc gia trên biển chúng ta có thể khẳng định được các cùng biển thuộc chủ quyền quốc gia với cùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia. Việc phân định này cũng nhằm mục đích để xác định tính chất chủ quyền của quốc gia ven biển đối với những vùng biển trong đó quá trình các chủ thể tham gia các quan hệ quốc tế, giải quyết các công việc phát sinh cụ thể ở trong quan hệ đời sống quốc tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp