Khi nói hạn chế ăn đường, người bệnh thường nghĩ hạn chế loại đường thường được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đường là một dạng carbohydrate, có mặt trong nhiều loại thực phẩm như: cơm, bánh mì, xôi, trái cây, sữa,… Vậy người bệnh có cần tuyệt đối không ăn đường hay không? Và nếu được ăn thì lượng đường cho người tiểu đường nên ăn bao nhiêu an toàn?
Đường có quan trọng với người bệnh tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường lo lắng rằng ăn đường sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Thực tế, tế bào cần một số loại đường để hoạt động; trong đó đường glucose là nguồn nhiên liệu quan trọng cho cơ thể và não bộ. Do đó, dù bị tiểu đường, người bệnh cũng không thể ngừng ăn thực phẩm chứa đường. (1)
Đường trong cơ thể một phần đến từ carbohydrate. Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ phân hủy thành glucose, tạo ra năng lượng cho tế bào. Carbohydrate đơn giản như kẹo hoặc trái cây bị phân hủy nhanh chóng, đưa một lượng đường nhanh chóng vào máu. Các loại carbohydrate phức tạp hơn như: cơm, bún, phở, miến… phân hủy chậm hơn và cung cấp một lượng đường ổn định hơn theo thời gian.
Ở người bình thường, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin chuyển lượng đường ra khỏi máu và đưa vào tế bào sử dụng làm nhiên liệu cho hoạt động sống. Nếu bị tiểu đường, tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc tế bào sử dụng insulin không hiệu quả (còn gọi là kháng insuline). Đây là nguyên nhân khiến đường tích tụ trong máu, làm tổn thương các mạch máu và gây ra các biến chứng lên tim, mạch máu, thận, mắt…
Các loại đường ẩn trong thực phẩm
Ngay cả khi bạn “sành” về đọc nhãn thực phẩm cũng khó nhận ra có bao nhiêu đường ẩn trong thực phẩm đóng gói, bởi đường có thể được dùng bằng nhiều tên gọi khác nhau. Đây là một số tên đương cần lưu ý trên nhãn thực phẩm: sirô bắp (nhiều đường fructose), mật ong, fructose, maltose, mật đường, sucrose… (2)
Xem thêm : Hai chất đồng phân của nhau là?
Các loại đường khác nhau đều ảnh hưởng ít nhiều đến lượng đường trong máu. Bởi cơ thể không phân biệt loại đường nào tốt hay xấu, chúng đều hấp thụ gây tăng đường huyết. Ý kiến cho rằng “đường tự nhiên” tốt hơn cũng không hẳn đúng, vì nếu ăn quá nhiều, chúng vẫn gây tăng đường huyết, nguy kịch tính mạng.
Người bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Ăn quá nhiều đường làm tăng đường huyết gây biến chứng. Nhưng bị tiểu đường không có nghĩa không được ăn đường nữa. Khi dùng đường, người bệnh phải biết các loại đường ẩn và chúng chứa bao nhiêu calo. Nên đọc thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm, chọn carbs nhiều chất xơ, ít đường để kiểm soát đường huyết. Nếu quá thèm ngọt, bạn có thể ăn một ít món có vị ngọt vừa phải như: sơ ri, bưởi, cam; nếu quá thèm chè, có thể ăn 1- 2 muỗng nhỏ.
Lượng đường cho người tiểu đường bao nhiêu một ngày là đủ?
Không có số liệu chính xác một người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu gam đường trong một ngày. Vì mỗi người có thể trạng và tình hình sức khỏe khác nhau. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị ăn đường ở mức hạn chế để giảm nguy cơ bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Tùy vào từng cá nhân sẽ có lượng đường phù hợp mỗi ngày.
Đối tượng Lượng đường 2 – 8 tuổi
Người bệnh tiểu đường dùng ít hơn lượng đường khuyến nghị ở người bình thường, bởi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin (hormone điều chỉnh lượng đường trong máu). Khi đường không được điều chỉnh, cơ thể bị tăng đường huyết, thậm chí gây viêm.
Nếu người bệnh dùng quá nhiều đường, nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả các tế bào sản xuất insulin sẽ bị ảnh hưởng. Liên tục có quá nhiều đường, các tế bào sản xuất insulin tổn thương, không thể tạo ra insulin. Các yếu tố này khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, lâu dài gây tổn thương tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.
Xem thêm : GOAT là gì? Nguồn gốc, ứng dụng và các trường hợp sử dụng từ GOAT chi tiết nhất
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyên người bệnh tiểu đường nên tránh dùng thức uống có vị ngọt, hạn chế thực phẩm chế biến. Thay vào đó, nên dùng các món ăn chưa qua chế biến, ít ngọt.
Bên cạnh calo và đường, người bệnh cần quan tâm đến lượng carbohydrate (carbs) của sản phẩm. Sau khi vào cơ thể, carbs phân hủy thành đường. Vì vậy, nếu thấy “không đường” trên nhãn dinh dưỡng, điều đó không có nghĩa thực phẩm đó không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến đường huyết. Carbs ảnh hưởng đến đường huyết giống như các dạng đường.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ không khuyến nghị giới hạn carbs hàng ngày cụ thể cho người bệnh tiểu đường vì nó được cá nhân hóa. Tuy nhiên, chế độ ăn mỗi người cần 250 gam carbs/ngày. Tuy nhiên, mức này lại quá cao đối với hầu hết người bệnh tiểu đường. Nên người bệnh cần ăn ít hơn lượng carbs này. Trước khi chọn thực phẩm, người bệnh nên biết tổng số gam carbs trong thực phẩm hoặc đồ uống và ước tính khẩu phần chính xác.
Các mẹo để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể
Dưới đây là một số mẹo giảm lượng đường trung bình mỗi tháng: (3)
- Nên ăn trái cây thay vì uống nước ép, dù là đường tự nhiên nhưng chúng không có chất xơ nên đường huyết tăng nhanh đột ngột.
- Dùng nước lọc, thức uống không có vị ngọt.
- Dùng nước ép từ quả mọng (nho, nhãn, chôm chôm…) để tạo vị ngọt cho sữa, sữa chua… thay vì thêm đường hay sữa đặc, sữa tươi có đường.
- Nếu bạn chọn thưởng thức món ăn yêu thích có nhiều đường, hãy tập ăn một phần nhỏ hơn bình thường, nhai chậm.
- Ăn đa dạng thực phẩm: rau, trái cây, ngũ cốc và sữa ít chất béo, để có được lượng dinh dưỡng cân bằng, giúp cơ thể lâu đói.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn hầm nhừ vì chúng chứa nhiều đường bổ sung, đồng thời, khi nào cơ thể, đường hấp thụ ngay nên khiến đường huyết tăng nhanh.
Cắt giảm đường không chỉ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, người bị tiền tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu bị thừa cân, bạn có thể lùi tiền tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm 5% – 7% trọng lượng cơ thể. Trong đó, kiểm soát lượng đường cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cân. Do đó, để đảm bảo xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với thể trạng và sức khỏe, bạn nên đi khám ở bệnh viện có bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường giàu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại để đo lượng đường trong máu chính xác và điều trị hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp