Đường giới hạn khả năng sản xuất – PPF là gì ?

Để đánh giá hiệu quả của nền kinh tế người ta thường đưa ra những tiêu chí về mức độ sản xuất mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có. Đây chính là nội dung của thuật ngữ đường giới hạn khả năng sản xuất – PPF. Công cụ tuyệt vời này giúp cho các nhà quản lý kinh tế nắm được sức khỏe và năng lực của nền kinh tế. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn rõ hơn về PPF và cách vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất.

đường giới hạn khả năng sản xuất

ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT LÀ GÌ ?

Thuật ngữ đường giới hạn khả năng sản xuất trong tiếng anh là Production Possibility Frontier – PPF. Đây là một đường biểu diễn một tập hợp tất cả các phương án sản xuất một cách hiệu quả nhất. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.

Tại mỗi thời kì thì một nền kinh tế nói chung và một doanh nghiệp nói riêng sẽ có một lượng các yếu tố sản xuất nhất định. Căn cứ vào đó bạn có thể xác định được giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp đó. Khi các yếu tố sản xuất thay đổi thì đường giới hạn khả năng sản xuất cũng thay đổi theo. Nếu nguồn lực được mở rộng thì đường giới hạn khả năng sản xuất dịch chuyển sang bên phải, khi nguồn lực sản xuất bị thu hẹp lại thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển về phía bên trái.

Ta xác định Phương án sản xuất có hiệu quả là phương án mà tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đâu ra nào dó thì buộc phải cát giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra khác.

đường giới hạn khả năng sản xuất

VÍ DỤ VỀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về đường giới hạn khả năng sản xuất thông qua các ví dụ như sau. Gỉa sử toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất 2 loại hàng hóa là thức ăn và quần áo. Để giúp tận dụng được hết nguồn lực của nền kinh tế thì bạn cần chọn lựa các tổ hợp và quần áo theo bảng bên dưới như:

Khả năng Lương thực (tấn) Quần áo (ngàn bộ) A 0 7,5 B 1 7 C 2 6 D 3 4,5 E 4 2,5 F 5 0

Đường giới hạn khả năng sản xuất

Trên đồ thị ta nối các điểm lại với nhau bạn sẽ có được đường giới hạn khả năng sản xuất.

  • Tại điểm A chúng ta sẽ dồn toàn bộ lực để chỉ sản xuất ra quần áo và thực phẩm bằng 0.
  • Tại điểm F toàn bộ lực để chỉ sản xuất ra thực phẩm và quần áo bằng 0.

Dọc theo đường cong từ phương án A đến phương án F thì quần áo giảm đi và lương thực tăng lên.

Phương án sản xuất A,B,C,D,E,F là những phương án có hiệu quả vì sử dụng hết nguồn lực, và tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra là quần áo thì phải cắt giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra là lương thực.

Với những điểm bên trong cho thấy phương án sản xuất không đạt được hiệu quả vì không sử dụng hết các nguồn lực và tại M bạn muốn tăng quần áo thì không cần phải giảm lương thực vì còn nguồn lực.

ĐẶC TRƯNG CỦA ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

  • Đường giới hạn khả năng sản xuất được hiển thị là một đường cong, lõm về góc tọa độ
  • Thể hiện sự khan hiếm của nguồn lực.
  • Bên trong của đường giới hạn, thể hiện các nguồn lực chưa được sử dụng hết hay tình trạng không hiệu quả (Efficiency).
  • Bên ngoài của đường giới hạn, thể hiện sự gia tăng của các nguồn lực và công nghệ tiên tiến.

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost): để có được hay sản xuất được thêm một hàng hóa thì phải giảm sản xuất một hay một số hàng hóa khác (cơ hội bị mất). Chẳng hạn: Điểm C → A

Theo đó thì đường Giới hạn khả năng sản xuất biểu hiện quan hệ đánh đổi giữa các mặt hàng. Sản xuất mặt hàng này nhiều hơn thì sản xuất mặt hàng khác ít hơn. Các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không thể đạt được vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực hơn so với nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế.

đường giới hạn khả năng sản xuất

PPF PHẢN ÁNH QUY LUẬT CHI PHÍ CƠ HỘI TĂNG DẦN

Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất Phản có liên quan đến Quy Luật Chi Phí Cơ Hội Tăng Dần khá rõ và được thể hiện như sau:

Nếu bạn sản xuất hàng hóa X thì chi phí cơ hội được giả định một cách hợp lý có xu hướng tăng dần. Chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X là số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ và được đo bằng giá trị tuyệt đối của độ dốc đường PPF tại từng điểm.

đồ thị đường giới hạn sản xuất

Giả sử khi ta di chuyển từ A sang B thì hàng hóa X thay đổi một lượng ∆X và hàng hóa Y thay đổi một lượng ∆Y. (Hình 1)

Khi đó chi phí cơ hội để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X khi di chuyển từ A sang B được đo bằng tỷ số |∆Y/∆X| (Vì ∆Y âm)

Khi ta di chuyển từ A sang B thì Tỷ số |∆Y/∆X| = |-40/50| = |-0,8| = 0,8.

Tức, để có thêm 1 đơn vị hàng hóa X chúng ta phải từ bỏ đi 0,8 hàng hóa Y.

Để ý trên đồ thị PPF, bạn sẽ thấy tỷ lệ |∆Y/∆X| » tan(α) chính là độ đốc của PPF tại từng điểm.

Quy luật chi phí cơ hội tăng dần chỉ ra rằng, để có thể sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X như nhau, số lượng hàng hóa Y phải từ bỏ sẽ tăng dần, tức là tỷ lệ |∆Y/∆X| sẽ tăng dần.

Ý NGHĨA VỀ ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

Sự khan hiếm nguồn lực buộc xã hội và các doanh nghiệp phải lựa chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường giới hạn khả năng sản xuất, từ đó chấp nhận thực tế về sự khan hiếm của các nguồn lực và phải chọn các phương án phân bổ nguồn lực một cách tối ưu.

Đường khả năng sản xuất minh họa sản lượng tối đa có thể cho hai sản phẩm khi có nguồn lực hạn chế. Nó cũng minh họa chi phí cơ hội của việc đưa ra các quyết định về phân bổ nguồn lực. Các doanh nghiệp và nhà kinh tế sử dụng PPF để xem xét các kịch bản sản xuất có thể xảy ra bằng cách thay đổi các biến tài nguyên. PPF cho phép các doanh nghiệp tìm hiểu cách các biến số ảnh hưởng đến sản xuất hoặc quyết định sản xuất sản phẩm nào. Các nhà kinh tế có thể sử dụng nó để biết có bao nhiêu hàng hóa cụ thể có thể được sản xuất tại một quốc gia trong khi không sản xuất hàng hóa khác để phân tích mức độ hiệu quả kinh tế và tăng trưởng.