1. Khái niệm đứt gân gót chân
Hẳn phần lớn trong số chúng ta đều biết về Achilles – vị thần nổi tiếng trong Thần Thoại Hy Lạp sở hữu một sức mạnh phi thường nhưng lại có một điểm yếu chí mạng đó chính là gót chân. Ngạn ngữ “Gót chân Achilles” vì thế được dùng để ám chỉ về điểm yếu của con người. Tình trạng đứt gân gót chân do đó mà còn có tên gọi khoa học là Achilles Tendon Ruptures biểu thị một loại tổn thương gây ảnh hưởng tới mặt sau cổ chân. Ai cũng có khả năng gặp phải chấn thương này, nhất là những người thường xuyên tập luyện thể thao.
Thường xuyên chơi thể dục thể thao rất dễ gặp phải chấn thương đứt gân gót chân
Cấu trúc của gân gót chân rất chắc khỏe, nó là cầu nối giữa xương gót và các cơ đằng sau bắp chân. Loại cơ này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động đi lại, vận động (bật cao, chạy, nhảy xa,…). Bạn có thể nhận ra cử động rõ ràng nhất của gân Achilles này đó là khi kiễng gót chân lên để toàn bộ đầu ngón chân chịu lực của cơ thể.
Trong trường hợp bị căng quá mức do phải chịu một tải lực quá lớn, gân gót chân có thể bị đứt một phần, thậm chí là toàn bộ.
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đứt gân gót chân
Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp dẫn tới đứt gân gót chân:
Rơi từ trên cao xuống và tiếp đất bằng gan bàn chân dẫn đến chấn thương;
Đột ngột tăng cường độ khi chơi thể thao, nhất là những bộ môn có áp dụng động tác bật nhảy;
Viêm gót chân lâu ngày;
Bước hụt chân gây chấn thương.
Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ gặp phải tình trạng đứt gân gót chân đó là:
Giới tính: nam giới là đối tượng có tỷ lệ bị đứt gân gót chân cao gấp 5 lần so với nữ giới;
Tuổi tác: độ tuổi trung bình gặp phải hiện tượng này là từ 30 – 40 tuổi;
Cân nặng: thừa cân, béo phì sẽ tạo ra một áp lực không nhỏ lên gân gót chân, nhất là trong những lúc di chuyển;
Thuốc kháng sinh: tác dụng phụ các thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon như levofloxacin (Levaquin) hoặc ciprofloxacin (Ciprobay);
Xem thêm : Mức phạt đối với xe máy chở hàng cồng kềnh
Thuốc tiêm chứa corticoid: nếu lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến các bó gân cũng như các tổ chức mô mềm xung quanh bị xơ hóa và yếu dần đi;
Các môn thể thao: đứt gân gót chân thường tập trung nhiều ở các môn thể thao cần vận động chạy, nhảy, tăng tốc hay dừng lại đột ngột như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, quần vợt,…
3. Đứt gân gót chân thường gây ra những triệu chứng gì?
Khi gân Achilles bị rách/đứt sẽ khiến người bệnh phải trải qua các cảm giác như:
Đau nhói đột ngột như bị tác động mạnh vào gót chân;
Đau đớn gia tăng khi di chuyển hoặc đứng kiễng chân;
Vùng da quanh gót chân có biểu hiện sưng tấy;
Bàn chân không thể uốn cong về phía gan chân;
Ngay khi gân bị đứt, người bệnh có thể nghe thấy âm thanh lộp bộp.
Bệnh nhân có thể bị đau nhói đột ngột khi gân gót chân bị đứt
Khi phát hiện ra các triệu chứng chấn thương, không thể đi lại được bình thường thì bệnh nhân cần đi thắm khám, kiểm tra và xử trí tại các cơ sở y tế, phòng ngừa nguy cơ biến chứng gia tăng.
4. Quy trình điều trị chấn thương gót chân Achilles
Điều trị đứt gân gót chân cần phải dựa trên các yếu tố như độ tuổi, mức độ chấn thương cũng như nhu cầu vận động của bệnh nhân. Cụ thể:
Người trẻ tuổi có khuynh hướng vận động nhiều hơn, nhất là những vận động viên thì cần điều trị bằng biện pháp phẫu thuật để phục hồi lại gân Achilles;
Đối với bệnh nhân lớn tuổi, nhu cầu vận động hạn chế hoặc không đủ điều kiện để làm phẫu thuật thì có thể chỉ định không mổ và điều trị bảo tồn là chủ yếu.
4.1. Điều trị đứt gân gót chân không phẫu thuật
Bao gồm những bước như sau:
Xem thêm : Tất cả những gì bạn cần biết về thực phẩm giàu lưu huỳnh
Chườm lạnh lên khu vực bị chấn thương;
Đi lại cần có sự trợ giúp của nạng;
Dùng thuốc giảm đau;
Trong vòng 3 – 4 tuần đầu nên hạn chế cử động cổ chân. Bệnh nhân có thể cần phải cố định bằng cách bó bột, tập đi bằng giày có đệm gót chân.
Phương pháp này có một ưu điểm đó là tránh những rủi ro không mong muốn khi phẫu thuật. Nhưng trái lại trong nhiều trường hợp đây không phải là giải pháp tối ưu do gân gót chân có thể không lành lại được hoặc thậm chí là đứt lại. Vì thế mất khá nhiều thời gian để phục hồi.
4.2. Điều trị phẫu thuật
Bác sĩ sẽ rạch một đường mổ ở gót chân và xử lý phần gân bị rách bằng cách khâu phục hồi. Đối với những đoạn gân lớn bị mất thì sẽ áp dụng biện pháp tái tạo và ghép đoạn bằng những loại gân khác.
Công nghệ hiện đại ngày nay đã có thể khâu gân gót phục hồi qua da. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là ít gây đau đớn, tính thẩm mỹ cao, hạn chế biến chứng so với mổ mở mà hiệu quả vẫn được đảm bảo.
Dựa trên tình trạng đứt gân gót chân mà sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp
Có thể nói phương pháp phẫu thuật đứt gót chân khá ít xâm lấn, rủi ro biến chứng không nhiều trong quá trình thực hiện. Để làm được điều này đòi hỏi bác sĩ phải giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại – đây là 2 yếu tố quan trọng không thể thiếu khi tiến hành phẫu thuật đứt gân gót chân.
4.3. Phục hồi chức năng
Tập vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp chân, đồng thời tăng khả năng chịu lực của cơ gân gót chân. Sau khoảng 4 – 6 tháng điều trị thì đa phần người bệnh đều có thể quay trở lại vận động bình thường.
4.4. Chế độ ăn uống
Người bệnh nên chú trọng bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu collagen, khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng đa lượng, nhất là protein giúp tăng tác dụng chữa lành vết thương. Trong đó, collagen là thành phần chiếm đến 85% trong việc cấu thành gân liên kết giữa cơ và xương. Nó được tạo nên từ các loại axit amin (proline và glycine) có trong những thực phẩm như đậu nành, gelatin, pho mai và thịt gà (glycine), còn proline chứa nhiều trong trứng, măng tây và quả bơ,…
Ngoài ra, Leucine – một axit amin khác cũng quan trọng không kém nên được thêm vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị đứt gân gót chân. Leucine có tác dụng giúp kích thích sự tổng hợp và hình thành gân. Bạn có thể tìm thấy loại axit amin này trong cá ngừ, đậu lăng, pho mai, cá tuyết, sữa và hạnh nhân.
Tổn thương gân có một đặc điểm thường bị bỏ qua đó là lưu lượng máu vận chuyển tới gân bị giảm rất nhiều, do đó các cơ quan lân cận cũng bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau như rau bina, củ dền, cần tây và rau rocket vì trong chúng chứa nhiều nitrat giúp làm tăng oxit nitric trong máu. Nhờ đó mà tuần hoàn máu tới tổn thương và các cơ quan khác cũng được cải thiện.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế có hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán và sàng lọc các bệnh lý. Bệnh viện quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Nếu bạn đang có những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh lý liên quan đến Cơ xương khớp, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và đặt lịch khám chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp