Ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa ghi thế nào? (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa ghi thế nào? Exp là ngày sản xuất hay hạn sử dụng?
Ngày sản xuất, hạn sử dụng của hàng hóa ghi thế nào?
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 05/2019/TT-BKHCN thì ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi như sau:
(1) Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
“ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
(2) Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản (1) thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
(3) Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể phải thể hiện đầy đủ 03 nội dung sau:
+ Ngày sản xuất;
+ Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt;
+ Hạn sử dụng.
(4) Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản (1) quy định tại Mục 2 Phụ lục III Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
***
1. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng
STT
TRƯỜNG HỢP
CÁCH GHI
1
Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản quy định tại Điều 14 Nghị định này. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu gạch ngang (-) hoặc dấu cách ( ).
– NSX: 020416 HSD: 021018; hoặc
– NSX 02 04 16 HSD 02 10 18; hoặc
– NSX: 02042016 HSD: 02102018; hoặc
– NSX: 02042016 HSD: 02 10 2018; hoặc
– NSX: 02/04/16 HSD: 02/10/18; hoặc
Xem thêm : Văn xuôi là gì, gồm thể loại nào? Văn xuôi viết như thế nào?
– NSX: 020416 HSD: 30 tháng; hoặc
– NSX: 020416 HSD: 30 tháng kể từ NSX.
– HSD: 021018 NSX 30 tháng trước HSD
– NSX: 160402 (năm/ tháng/ngày) – HSD: 181002 (năm/ tháng/ngày)
2
Trường hợp không ghi được chữ “NSX”, “HSD” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn.
Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020416 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: “Xem NSX, HSD ở đáy bao bì”.
3
Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài NSX”, “HSD” thì phải hướng dẫn trên nhãn.
Ví dụ: Ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là “MFG 020416 EXP 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG” “EXP” trên bao bì.
4
Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm.
Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là “SX 02/16” hoặc “SX 02/2016” hoặc “Sản xuất tháng 02 năm 2016”.
5
Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm.
Sản xuất năm 2016 thì trên nhãn ghi là “Sản xuất năm 2016” hoặc “Năm sản xuất: 2016”.
6
Hạn sử dụng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) và hạn sử dụng tốt nhất (Best if used by dates hoặc Best before dates).
– Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD” theo trường hợp 1, 2, 3 Mục này.
– Hạn sử dụng tốt nhất (Best before dates) phải ghi đầy đủ cả cụm từ là “Sử dụng tốt nhất trước…”. Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ “Sử dụng tốt nhất trước” theo quy định tại trường hợp 1, 2 hoặc 3 Mục này.
Hàng hóa nhập khẩu mà thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn gốc được ghi bằng ký tự chữ thì doanh nghiệp có thể chú thích các ký tự chữ này trên nhãn phụ sản phẩm mà không cần phải ghi lại “NSX” và “HSD” theo ký tự số.
Ví dụ: MFG 20 Jan 2020, EXP 20 Feb 2022, trên nhãn ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG”, “EXP” trên bao bì, Jan=01, Feb = 02… Dec =12.
**EXP hay Expiration date hoặc use by dates là hạn sử dụng cuối cùng.
2. Cách ghi mốc thời gian khác của hàng hóa
STT
LOẠI HÀNG HÓA
MẶT HÀNG
CÁCH GHI
1
Lương thực
Nông sản, ngũ cốc.
Vụ thu hoạch hoặc ngày bao gói.
2
Thực phẩm
Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm.
Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ghi trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.
3
Thuốc dùng cho người
Thuốc dùng cho người.
Ngày bắt đầu sản xuất.
Nếu là thuốc pha chế theo đơn.
Ghi thêm ngày pha chế.
4
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày sản xuất.
5
Giống cây trồng; giống vật nuôi
Giống cây trồng, vật nuôi.
Ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán.
6
Các sản phẩm từ dầu mỏ
Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác.
Ngày kiểm tra xuất xưởng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp