FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl

FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng FeCl3 ra Fe(OH)3. Sau phản ứng thu được màu nâu đỏ. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu bên dưới.

1. Phương trình phản ứng FeCl3 ra Fe(OH)3

(kết tủa nâu đỏ)

2. Điều kiên phản ứng FeCl3 tác dụng KOH

Nhiệt độ thường

3. Hiện tượng phản ứng FeCl3 tác dụng KOH

Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3 và màu của dung dịch FeCl3 nhạt dần

4. Phương trình ion rút gọn FeCl3 + KOH

Phương trình phân tử: KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl

Phương trình ion của phản ứng:

K+ + OH- + Fe3+ + Cl- → Fe(OH)3↓ + 3K+ + Cl-

Phương trình phản ứng ion rút gon:

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 hiện tượng quan sát được là

A. Dung dịch trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ

C. Xuất hiện kết tủa trắng xanh

D. Xuất hiện kết tủa trắng

Câu 2. Dãy các phi kim nào dưới đây khi lấy dư tác dụng với Fe thì chỉ oxi hoá Fe thành Fe(III)?

A. Cl2, O2, S

B. Cl2, Br2, I2

C. Br2, Cl2, F2

D. O2, Cl2, Br2

Câu 3. Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 350

B. 175

C. 375

D. 150

Câu 4. Cho 100ml dung dịch KOH 3M tác dụng với 50ml dung dịch FeCl3 1M thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 5,35 gam

B. 4,5 gam

C. 10,7 gam

D. 21,4 gam

Câu 5. Chất nào sau đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe (II) ?

A. khí Cl2

B. dung dịch HNO3 loãng

C. dung dịch AgNO3 dư

D. dung dịch HCl đặc

Câu 6. Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm chất rắn: CuO, Al2O3 và ZnO (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn nào sau đây:

A. Cu, Al, Zn.

B. Cu, Al, ZnO.

C. Cu, Al2O3, Zn.

D. Cu, Al2O3, ZnO.

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6 gam chất rắn. Tính V ?

A. 87,5ml

B. 125ml

C. 62,5ml

D. 175ml

Câu 8. Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch axit HCl (dư) thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 19,5 gam muối tan. Nếu cho 8 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V ?

A. 1,494

B. 0,726

C. 0,747

D. 1,120

Câu 9. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là:

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch HCl

C. dung dịch AgNO3

D. dung dịch BaCl2

………………..

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

  • Fe3O4 + H2 → Fe + H2O
  • Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
  • Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
  • Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….