Gác chân lên tường có thon chân không
Gác chân lên tường có thon chân không hay gác chân lên tường có giúp chân thẳng không? Là câu hỏi của rất nhiều chị em đặt ra. Nguyên tắc để giảm cân là phải cắt giảm được lượng calo nạp vào thông qua chế độ ăn uống hoặc luyện tập thể thao.
Thực tế tư thế gác chân lên tường không tạo ra quá nhiều sự chuyển động của cơ thể so với việc đi bộ hay như các bộ môn thể thao khác. Tuy nhiên tư thế này có tác động chủ lực vào bụng và chân kết hợp với việc hít thở sâu.
Bạn đang xem: Giải đáp: Gác chân lên tường có thon chân không?
Nhờ vậy mà nó có tác động rất tích cực đối với việc giảm mỡ ở vùng bụng và vùng chân. Vì vậy nếu bạn đang muốn áp dụng việc gác chân lên tường để giúp cho đôi chân thon hơn thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng tư thế này mỗi ngày để có được đôi chân như ý muốn.
Ngoài việc giúp đôi chân trở nên thon thả hơn thì việc gác chân lên tường còn đem lại những lợi ích sau:
Gác chân lên tường giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Khi gác chân lên tường sẽ giảm được triệu chứng sưng chân, phù chân, to chân do suy giãn tĩnh mạch gây nên. Đây là động tác cực kỳ tốt cho việc thúc đẩy lưu thông máu và giải quyết hiện tượng ứ đọng máu của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Gác chân lên tường giúp phòng ngừa tăng, hạ huyết áp
Nhờ vào việc gác chân lên tường sẽ giúp huyết áp được trở về như trạng thái cân bằng như lúc ban đầu. Đây là giải pháp cực kỳ hữu hiệu cho người hay bị tăng và hạ huyết áp đột ngột.
Gác chân lên tường giúp thư giãn cho đôi chân và tinh thần
Đối với những người có tính chất công việc hạn chế di chuyển, việc gác chân lên tường mỗi ngày khoảng 20 phút sẽ giúp đôi chân và cơ thể được thả lỏng, thư giãn hoàn toàn. Bạn sẽ cảm nhận thấy sự mệt mỏi, tê bì nhanh chóng được biến mất. Nhờ vậy mà bạn có thể tìm thấy một trạng thái bình tĩnh trong tâm trí.
Gác chân lên tường hỗ trợ việc tiêu hóa
Ngoài việc gác chân lên tường có thon chân không thì việc gác chân lên tường còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Khi để cơ thể được đi vào trạng thái “dốc ngược” như vậy thì phần bụng sẽ thúc đẩy việc tuần hoàn máu từ đó hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.
Ngoài ra, với cách đảo ngược này sẽ giúp cho các chất dinh dưỡng bị mắc kẹt được giải phóng để cải thiện và phòng tránh một số bệnh lý hay gặp ở chân.
Giảm đau nhức, phù nề
Tư thế gác chân lên tường đã được xem là phương thuốc dân gian thần kỳ để giúp hạn chế và giảm tình trạng sưng, đau ở đùi, bắp chân hay cả bàn chân…
Nguyên nhân là do tư thế gác chân lên tường có tác dụng vận chuyển máu và tỏa đều khắp bàn chân. Nhờ vậy mà chúng có thể giải tỏa áp lực ở các vị trí bị tắc nghẽn và tích tụ máu, giảm bớt sự phù nề.
Xem thêm : Vai trò của chất béo và cách kiểm soát chất béo trong cơ thể
Do vậy mà nếu đôi chân của bạn đang đối diện với việc phù nề thì bạn hãy áp dụng việc gác chân lên tường nhé.
Tốt cho cột sống
Việc gác chân lên tường có thể làm giảm nguy cơ cong, vẹo, đau cột sống. Bởi khi hông của bạn càng gần tường thì gân kheo sẽ càng căng. Nhờ vậy mà cột sống cũng sẽ được thư giãn, hạn chế tối đa việc bị đau nhức lưng dưới.
Xem thêm:>>> Chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì?
Cách thực hiện động tác gác chân lên tường hiệu quả nhất
Để thực hiện đúng và chuẩn động tác gác chân lên tường giảm bắp chân được hiệu quả nhất, bạn cần chuẩn bị 1 tấm thảm tập yoga và một chiếc gối kê đầu nếu cần.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nằm xuống thẳm và đặt minh là nơi giao nhau giữa tường và sàn nha
- Bước 2: Tại tư thế nằm thẳng đưa 2 tay chống lên tường, áp phần mông vào góc tường ( chú ý nên để hông cách tường vài cm, tránh tạo thành góc 90 độ vì điều này sẽ cản trở máu lưu thông tại hông). Hai tay lúc này thả lỏng theo người
- Bước 3: Kê gối mỏng ở dưới đầu để tạo sự thoải mái cho cơ thể
- Bước 4: Nhằm mắt và kết hợp với nhịp thở sâu bằng mũi
- Bước 5: Duy trì tư thế trong tầm 10 phút. Nếu cảm thấy không thỏai mái có thể để chân xa với tường hơn ban đầu.
Lưu ý: Khi thoát khỏi tư thế bạn nên hạ chân xuống đầu tiên và gập gối nhẹ nhàng rồi tư từ đưa chân xuống. Nằm nghiêng và thả trong cơ thể khoảng 30s trước khi ngồi dậy về trạng thái bình thường để các cơ quan trong cơ thể được thích nghi dần.
Gác chân lên tường bị tê chân có sao không?
Gác chân lên tường bị tê chân có sao không? Là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người khi luyện tập từ thế này nhưng lại bị tê chân.
Thực tế, việc tê chân do gác lên tường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Khi thực hiện động tác này cũng là lúc lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên và cũng chính ngay lúc này các cơ sẽ nở ra để có thể thích ứng với “dữ liệu” của bài tập.
Mặc dù điều này sẽ giúp các cơ được khỏe mạnh và tăng sức bền bì tuy nhiên chúng cũng gây nên sự chèn ép tại chính các dây thần kinh và tĩnh mạch ở phần chi dưới. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng tê chân, ngứa râm ran khi gác chân lên tường mà bạn thắc mắc.
Ngoài ra, các bác sĩ ở Viện Tim Mạch cũng giải thích thêm:
Ngoài nguyên nhân nêu trên thì việc tê chân do gác chân lên tường cũng có thể đế từ chất lỏng trong cơ thể bị thay đổi, dẫn đến việc cơ thể bị mất cân bằng điện giải làm các cơ co lại.
Xem thêm : Chất nào sau đây không dẫn điện được
Vấn đề này rất hay xảy ra ở những người thiếu natri, canxi và. Vì cơ bắp luôn cần những chất điện giải này để có thể thực hiện việc co thắt.
Bên cạnh đó, việc mặc quần áo quá ôm khi tập cũng là nguyên nhân làm cản trở lưu thông của máu, gây nên hiện tượng tê chân. Thậm chí, khi bạn thực hiện tư thế này không đúng cách thì chúng cũng gây nên tình trạng tê chân mà bạn không hề nghĩ đến.
Có thể thấy việc tê chân do gác chân lên tường không nghiêm trọng và nếu chúng đến từ việc áp dụng sai tư thế hay do cơ thể thiếu chất thì bạn chỉ cần bổ sung dinh dưỡng và áp dụng đúng tư thế khi tập là được.
Nên gác chân lên tường bao nhiêu phút
Ngoài việc quan tâm đến gác chân lên tường có thon chân không thì bạn cũng cần lưu ý đến thời gian thực hiện việc gác chân lên tường.
Thời gian lý tưởng nhất để thực hiện việc này đó là từ 15 phút – 20 phút. Ngoài ra bạn cũng không nên thực hiện lâu hơn thời gian đã được các chuyên gia phòng khám An Viên khuyến cáo.
Bởi gác chân quá lâu không chỉ khiến bị phản tác dụng mà còn khiến cho đôi chân trở nên tê bì và đau hơn.
Ngoài ra với những đối tượng của bệnh nền sau đây cũng không nên áp dụng phương pháp này để tránh những tác dụng phụ không đáng có gây nên cho sức khỏe.
- Người mắc bệnh tim
- Người bị xơ gan, suy thận
- Người bị huyết áp cao
- Người mắc bệnh có liên quan đến lưng và cổ
- Phụ nữ đang mang thai
Lưu ý khi thực hiện để chân lên tường không bị tê chân
Mặc dù tư thế gác chân lên tường rất dễ dàng để thực hiện nhưng để mang lại lợi ích cao nhất và tránh việc bị tê chân bạn nên lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Trong khi luyện tập tuyệt đối không nên mặc quần áo quá chật, thay vào đó hãy mặc những bộ quần áo thật rộng rãi và thoải mái để máu có thể để dàng được lưu thông
- Những người đang đang bị chấn thương không nên thực hiện động tác này vì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì tư thế
- Trong quá trình thực hiện gác chân lên tường, nếu bạn cảm thấy không chỉ đôi chân mà bất kể bộ phận nào trên cơ thể bị tê bì, đau nhói thì bạn cũng nên dừng hẳn động tác này
- Ngoài việc gác chân lên tường thì bạn cũng nên duy trì cả các bộ môn thể dục khác để rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể.
- Nên tập sau khi ăn ít nhất là 30 phút
Trên đây là chia sẻ của An Viên về vấn đề gác chân lên tường có thon chân không? Việc gác chân lên tường sẽ giúp đôi chân trở nên thon gọn hơn và tránh được các bệnh lý liên quan đến đôi chân.
Tuy nhiên bạn phải thực hiện đúng thao tác và thời gian đã quy định. Liên hệ với An Viên qua hotline nếu đôi chân của bạn đang gặp phải bất cứ một vấn đề nào đó như tê bì, đau nhức, sưng phù… Đội ngũ các y bác sĩ tại An Viên sẽ trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị dứt điểm cho bạn.
? HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH AN VIÊN [ Cơ sở chuyên khoa về trị giãn tĩnh mạch lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam ] ? Cơ sở Sài Gòn: 765 Lê Hồng Phong – Quận 10 ? Cơ sở Hà Nội: Số 1 Trường Chinh – Thanh Xuân ? Hotline: 1800.0086 – 093.208.2288
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp