Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối lại chứa lượng lớn carbs (đường và tinh bột). Vậy người gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Chuyên gia sẽ giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây.
- Giờ Trái đất là gì? Làm gì để hưởng ứng Giờ Trái đất?
- Vitamin B6 B12 có trong thực phẩm nào? Top 20 thức ăn cần bổ sung
- Sinh tháng 11 cung gì? Giải mã những điều thú vị về vận mệnh, tính cách, tình yêu và sự nghiệp
- [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] Chạy bộ 1 tiếng giảm bao nhiêu calo?
- Những sai lầm khi bảo quản thịt trong tủ lạnh
Nhận biết bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, cụ thể lượng mỡ tích tụ trong gan >5% trọng lượng gan. Nếu gan nhiễm mỡ đơn thuần mà không có viêm thì không tiến triển thành viêm gan mạn và xơ gan. Tuy nhiên, nếu gan nhiễm mỡ gây viêm tại gan được coi là bệnh gan nhiễm mỡ và có nguy cơ phát triển thành viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại: gan nhiễm mỡ do rượu bia và gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 90% người hay uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ và tỷ lệ này ở người béo phì khoảng 70 – 85%.
Điều đáng lo ngại, gan nhiễm mỡ tiến triển âm thầm, ở giai đoạn sớm ít có triệu chứng điển hình, nên thường được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng và gan bị tổn thương nhiều. Một số trường hợp có thể gặp các dấu hiệu mơ hồ như: chán ăn, mệt mỏi, vàng da, cơ thể khó chịu, buồn nôn… vốn dĩ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không?
Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard (1), Hoa Kỳ, một quả chuối chín cung cấp khoảng 110 calo, 1g protein, 28g carbohydrate, 15g đường (tự nhiên), 3g chất xơ. Ngoài ra, chuối chín còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali (450mg), cùng các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Chuối mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung và cho gan nói riêng. Lượng chất xơ có nhiều trong chuối giúp tăng nhu động ruột, có tác dụng nhuận tràng, hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cho người suy gan. Đặc biệt, chuối chứa nhiều glucid tự nhiên dễ hấp thu giúp tăng cường dự trữ glycogen trong gan cũng như hỗ trợ bảo vệ gan trước những yếu tố gây nhiễm độc gan và hỗ trợ ngăn ngừa gan nhiễm mỡ tiến triển.
Tuy nhiên, hàm lượng đường và tinh bột trong chuối lại khá cao. Bên cạnh đó, lượng calo có trong chuối cũng vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng. Trong khi đó, nếu cơ thể hấp thu lượng calo quá cao sẽ không thể chuyển hóa thành năng lượng để tiêu thụ hết và lượng calo dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng triglyceride, một loại chất béo “xấu” gây ra bệnh gan nhiễm mỡ hoặc khiến tình trạng gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.
Xem thêm : Mì tôm hết hạn có ăn được không? Ăn mì tôm hết hạn có sao không?
Chính vì vậy, với câu hỏi gan nhiễm mỡ ăn chuối được không? Câu trả lời là có thể nhưng không được ăn quá nhiều và không nên ăn hàng ngày. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Những lưu ý khi người bệnh gan nhiễm mỡ ăn chuối
Như vậy có thể thấy, người bị gan nhiễm mỡ vẫn có thể bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần lưu ý:
- Vì chuối chín có hàm lượng đường cao, không chỉ khiến gan nhiễm mỡ tiến triển xấu mà còn gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, một ngày chỉ nên ăn từ 1 – 3 quả chuối có kích cỡ vừa và chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần.
- Chọn địa chỉ mua chuối uy tín, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chuối chín tự nhiên, không tẩm ướp hóa chất để “ép” chín.
- Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn chuối chín quá mức, vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và phát sinh ra các biến chứng như đột quỵ, bệnh tim…
- Nên xây dựng thực đơn đa dạng các nhóm thực phẩm khác giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, các loại cá giàu omega 3, uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
Những hoa quả người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn
Ngoài việc bổ sung chuối với lượng phù hợp, thực đơn người bệnh gan nhiễm mỡ nên đa dạng các loại trái cây theo gợi ý từ trang Hindustan Time, Ấn Độ:(2)
1. Bưởi
Tiến sĩ Jinal Patel, Chuyên gia dinh dưỡng, Bệnh viện Apollo Spectra, Mumbai cho biết, Vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong bưởi giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, hỗ trợ cải thiện sức khỏe của lá gan.
2. Bơ
Shruti Bharadwaj, Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cấp cao, Narayana Hrudayalaya gợi ý, thêm bơ vào chế độ ăn hỗ trợ cải thiện gan nhiễm mỡ. Bơ giàu HDL-c (cholesterol tốt), có thể giúp giảm mỡ hoặc lipid máu và ngăn ngừa tổn thương gan.
3. Việt quất
Quả việt quất rất giàu chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ khắc phục các vấn đề về gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
4. Nho
Nho chứa hàm lượng resveratrol – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng cải thiện khả năng chuyển hóa đường và chất béo ở gan.
5. Chanh
Chanh chứa nhiều axit citric, kali, Vitamin C và bioflavonoids giúp hỗ trợ giải độc gan và giảm viêm gan.
6. Táo
Táo có chứa nhiều chất xơ pectin – hoạt chất có khả năng đào thải các kim loại nặng được tích lũy từ thực phẩm, giúp hỗ trợ chức năng gan. Đồng thời, chất xơ có trong táo giúp hạn chế tình trạng chất béo tích lũy trong gan, nhờ đó ngăn chặn bệnh tiến triển.
Hiện nay, y học hiện đại vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thuốc điều trị dứt điểm bệnh gan nhiễm mỡ, các loại thuốc hiện tại chỉ hỗ trợ ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, chế độ ăn uống, vận động hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động chăm sóc, bảo vệ gan bằng các tinh chất thiên nhiên quý như Wasabia và S. Marianum (có trong sản phẩm Hewel) giúp kiểm soát tế bào Kupffer, từ đó hạn chế tiến triển bệnh một cách hiệu quả, giúp gan khỏe.
Hiện hiệu quả của bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình nghiên cứu tại châu u. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hoạt động quá mức của tế bào Kupffer, giảm các chất gây viêm như TNF-α (yếu tố tác động gây gan nhiễm mỡ), TGF-β, Interleukin… nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan.
Với những trường hợp gan nhiễm mỡ do rượu, chất cồn trong rượu bia tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan. Đây là nguyên nhân khiến người nghiện rượu bia dễ bị nhiễm độc từ thực phẩm hơn những người không uống rượu bia, đồng thời tình trạng gan nhiễm mỡ cũng dễ tiến triển nặng hơn. Sử dụng Wasabia giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 – loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
Hi vọng với những thông tin trên đây có thể giải đáp được thắc mắc “gan nhiễm mỡ ăn chuối được không”. Theo đó, người bệnh gan nhiễm mỡ vẫn có thể ăn chuối với lượng thích hợp. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và có thể bổ sung thêm 2 viên Hewel mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho gan.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp