Tàng trữ gậy bóng chày để tự vệ có vi phạm pháp luật không? 2023

Phòng thân là hành vi tự vệ bảo về tính mạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên thế nào là phòng vệ chính đáng và dùng công cụ phòng vệ như thế nào.

Vậy, tàng trữ gậy bóng chày để tự vệ có vi phạm pháp luật không cùng các vấn đề pháp lý liên quan là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nha.

Tang-tru-gay-bong-chay-de-tu-ve-co-vi-pham-phap-luat-khong-2021

Tàng trữ gậy bóng chày để tự vệ có vi phạm pháp luật không? 2023

1. Tội tàng trữ bóng chày là gì?

Gậy bóng chày là một dụng cụ trong thể dục thể thao. Tuy nhiên vì mục đích sử dụng hoặc thu lợi bất chính mà có một số đối tượng thực hiện hành vi tàng trữ gậy bóng chày.

Vậy, tội tàng trữ gậy bóng chày là hành vi cất giữ, giấu giếm bất hợp pháp gậy bóng chày ở bất cứ nơi nào nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép với mục đích thu lợi bất chính.

Như vậy, tàng trữ gậy bóng chày để phòng thân có vi phạm pháp luật hay không?

2. Các hành vi bị nghiêm cấm sử dụng gậy bóng chày trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ

Theo quy định tại Điều 5 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 nghiêm cấm hành vi tàng trữ gậy bóng chày cụ thể như sau:

“ 1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.

3. Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ….”

Như vậy, nếu đối tượng nào có hành vi tàng trữ gậy bóng chày đều vi phạm quy định của pháp luật. Đây là hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tàng trữ súng điện theo quy định hành chính.

Mức xử phạt được quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;”

+ Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, đối với hành vi mua bán những vật dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm mà không có giấy phép cũng là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt đến 40 triệu đồng.

Như vậy, tàng trữ gậy bóng chày sẽ bị xử phạt hành chính tùy thuộc vào mức độ vi phạm của hành vi tàng trữ gậy bóng chày.

4. Xử lý vi phạm tàng trữ gậy bóng chày theo quy định hình sự

Gậy bóng chày là một công cụ thể thao dùng để tập luyện nếu có dấu hiệu tàng trữ gậy bóng chày thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 306 Bộ Luật hình sự 2015 cụ thể như sau:

+ Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Có tổ chức;

Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;

Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

Làm chết 01 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;

Tái phạm nguy hiểm.

+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy thuộc mức độ vi phạm tàng trữ gậy bóng chày mà bị xử phạt hành chính hoặc bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Công vụ hỗ trợ là gì?

Công cụ hỗ trợ được định nghĩa tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (Trước đây là Pháp lệnh Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2011), Công cụ hỗ trợ hiểu đơn giản là:

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

Như vậy, không phải ai cũng được sử dụng công cụ hỗ trợ mà chỉ có một nhóm đối tượng nhất định được sử dụng, đơn cử như người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ …

Gậy bóng chày có phải công cụ hỗ trợ hay không?

Phải nói rằng, tính năng cơ hữu của Gậy bóng chày là một vật dụng thể theo. Với mục đích để rèn luyện sức khỏe và kỹ năng, không nhằm mục đích gây sát thương. Do đó, nó sẽ không nằm trong danh mục công cụ hỗ trợ dưới đây:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

Sử dụng hay đem Gậy bóng chày theo người phòng thân do đó mà không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng gậy bóng chày sai mục đích, gây sát thương thì sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy mức độ.

Tự vệ là gì?

Tự vệ là hành động bạn chống trả, đối phó với đối phương đang có hành vi, ý định xâm hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng, hay tài sản của bản thân và những người xung quanh bạn.

Dụng cụ tự vệ hợp pháp là gì?

Dụng cụ tự vệ hợp pháp là những dụng cụ, món đồ, thiết bị tự vệ như: Đèn pin tự vệ, còi, gậy bóng chày, móc khóa,… có trong danh sách được pháp luật cho phép sử dụng, không nằm trong danh sách tính là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ,… bị pháp luật nghiêm cấm tàng trữ, mua bán, sử dụng.

6. Căn cứ pháp luật

  • Bộ Luật hình sự 2015số: 100/2015/QH13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  • Điều 55 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về tàng trữ gậy bóng chày cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về tàng trữ gậy bóng chày vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: [email protected]
  • Website: accgroup.vn