Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương đòn. Ngược lại, một số người có thể bị gãy xương đòn mà không bị chấn thương. Những người này thường có cấu trúc xương yếu do nguyên nhân di truyền hoặc do nguyên nhân mắc phải (chẳng hạn như loãng xương hoặc ung thư xương).
Nguyên nhân gây gãy xương đòn ở các đối tượng đó là:
Bạn đang xem: Thời gian hồi phục sau gãy xương đòn
- Gãy xương đòn đối với trẻ sơ sinh
Xem thêm : Lúng túng chọn môn tổ hợp lớp 10 theo chương trình mới
Đôi khi trong quá trình rặn sinh một em bé khỏe mạnh, các lực tác động liên quan đến việc cố gắng đỡ em bé từ người mẹ có thể làm gãy xương đòn của trẻ. Đây là loại xương phổ biến nhất bị gãy ở trẻ trong khi sinh, thường gặp nếu thai to. Điều này thường được phát hiện tại bệnh viện và hầu hết em bé hồi phục tốt.
Thậm chí hiếm hơn, bác sĩ có thể phải bẻ gãy xương đòn của trẻ sơ sinh để sinh em bé một cách an toàn. Điều này chỉ xảy ra khi nghi ngờ kẹt vai trong quá trình chuyển dạ sinh thường. Ngày nay, có rất nhiều kỹ thuật khác có sẵn để khắc phục điều này, vì vậy bẻ gãy xương đòn hiếm khi được lựa chọn để thực hiện.
- Gãy xương đòn ở trẻ em và thanh thiếu niên
Xem thêm : Nốt ruồi ở eo có ý nghĩa gì? Tướng số Tốt hay Xấu?
Xương đòn là loại xương thường bị gãy nhất trong thời thơ ấu. Những vết gãy này thường là kết quả của việc ngã trực tiếp vào vai hoặc trên cánh tay ở tư thế dang rộng ra trong khi chơi đùa hoặc chơi thể thao. Đôi khi gãy xương đòn ở lứa tuổi này có thể là kết quả của một cú đánh trực tiếp vào xương đòn, chẳng hạn như trong khi tranh bóng trong bóng đá hoặc bị đánh chéo khi chơi khúc côn cầu, bóng chuyền.
- Gãy xương đòn ở người lớn và người già
Gãy xương đòn ở người lớn có thể xảy ra do cùng một hoạt động thể thao gây ra chấn thương tương tự ở trẻ em nhưng thường liên quan đến tai nạn ô tô và ngã. Đôi khi, bệnh nhân lên cơn co giật làm gãy xương đòn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp