Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tinh thần của người sử dụng. Ma túy là chất kích thích thần kinh, gây ra các cảm giác như giảm hưng phấn, vui, buồn. Hiện nay, có nhiều loại ma tuý và tác hại của ma tuý cần nhận diện.
1. Thuốc phiện
Bạn đang xem: 3. Cần sa
Thuốc phiện là nhựa được trích và chế biến từ quả cây thuốc phiện (còn gọi là cây Anh Túc). Nhựa thuốc phiện được đóng gói dưới dạng đặc, dẻo, có màu đen. Từ nhựa này người ta chế biến để thu được morphine dưới dạng viên nén hoặc dạng nước đựng trong ống thủy tinh.
Thuốc phiện: Ảnh nguồn internet
Hậu quả lâu dài khi sử dụng: Nghiện thuốc phiện xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tinh, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn khi không có thuốc người nghiện phải nạo xái thuốc phiện để hút; hút xái độc hơn vì nó còn khoảng 80-90% chất morphine.
2. Heroin:
Heroin là một loại chất gây nghiện được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện. Nó được xếp cùng nhóm với các chất giảm đau mạnh được biết đến với tên chất dạng thuốc phiện. Một số loại chất gây nghiện khác trong nhóm chất dạng thuốc phiện này bao gồm thuốc phiện, morphine, codein.
Ảnh nguồn internet
Ngoài ra còn một số chất dạng thuốc phiện khác do con người tổng hợp nên như pethidine và methadone. Những loại này được dùng hợp pháp vì mục đích y tế, nhưng dùng heroin là bất hợp pháp.
Heroin còn được biết đến với những tên như hàng trắng, bạch phiến… Heroin có tác dụng làm ức chế làm giảm hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương.
Hậu quả lâu dài do sử dụng heroin
Người sử dụng heroin lâu dài thường gặp phải các vấn đề sau:
– Sốc thuốc (do liều dùng quá cao – sử dụng heroin càng lâu, nguy cơ bị sốc thuốc càng cao);
– Táo bón kéo dài;
– Tổn thương tĩnh mạch do tiêm chích cùng một vị trí trong thời gian dài;
– Chán ăn, hoặc ốm yếu do ăn uống thiếu chất;
– Rối loạn kinh nguyệt, hoăc mất kinh (đối với phụ nữ);
– Áp xe da (sưng có mủ);
– Khó có khả năng thụ thai (phụ nữ);
– Khó cường dương (nam giới);
– Viêm phổi;
– Các bệnh lý về tim, phổi;
– Uốn ván (một loại nhiễm trùng thông qua các vị trí tiêm chích trên cơ thể).
Sốc thuốc
Sốc thuốc (ngộ độc) là tình trạng xảy ra khi liều lượng thuốc sử dụng vượt quá khả năng dung nạp của cơ thể. Sốc thuốc khi dùng heroin rất phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Thậm chí đối với một số người như người mới sử dụng, hoặc người mới quay lại sử dụng, chỉ dùng một liều nhỏ cũng có thể bị sốc thuốc. Sốc thuốc thậm chí có thể xảy ra với người mới chỉ bỏ heroin được một thời gian ngắn.
Sử dụng heroin đồng thời với các loại ma túy khác
Sử dụng heroin đồng thời với các loại ma túy khác có thể gây sốc thuốc, đặc biệt là khi sử dụng heroin với rượu và các thuốc yên dịu. Pha trộn các loại ma túy khác với heroin cũng gây ra các vấn đề về thể chất và tâm thần.
Theo Công ước Thống nhất về Ma túy năm 1961 của Liên Hợp Quốc, thì cần sa là “phần ngọn mang hoa hay quả của cây cần sa (không kể hạt và lá khi không đi kèm với phần ngọn). Nó chưa được chiết xuất để lấy nhựa, còn nhựa cần sa là “phần nhựa đã được tách ra từ cây cần sa dưới dạng thô hoặc tinh”.
Ảnh nguồn internet
Cần sa tồn tại ở các dạng thông thường như sợi dời, ép thành bánh, cuốn thành điếu như hình lõi ngô được bọc ngoài bằng sợi lá thô, buộc vào một đốt tre, hay vê thành điếu cuốn trong giấy thuốc lá.
Cần sa có rất nhiều tên gọi như: Bongo, Buddha-sticks, Ganja, Grass, Hemp, Jonint-sticks, Kif, Marie-Jeanne, Marijuana, Pot, Sinsemilla, Thai-sticks, Hashis…
Khi ngộ độc cần sa, người ta có cảm giác hưng phấn, lâng lâng, khoan khoái, đột nhiên vui vẻ giao hòa với mọi người khác bình thường, giảm khả năng lái xe hay thực hiện các hành vi phức tạp cần sự khéo léo. Cần sa gây suy giảm trí nhớ, mất tập trung, phản xạ kém, suy giảm năng lực tiếp thu, học tập, điều khiển vận động kém, không còn khả năng nhận thức sâu sắc, ảnh hưởng đến vùng thị giác ngoại vi và mất khái niệm về thời gian.
Nhiều báo cáo khoa học trên thế giới cho thấy việc sử dụng cần sa gây tái phát tâm thần phân liệt, gây tâm lý lo âu sợ hãi, hoang tưởng ảo giác (cannabis psychosis), tái diễn nhiều ngày.
Dù sử dụng cần sa dưới hình thức nào, thì nên nhớ cần sa không khi nào có lợi cho sức khỏe, hệ lụy của nó rất nguy hiểm.
Xem thêm : Cổng TTĐT Sở Tư Pháp Hà Tĩnh
4. Thuốc lắc
Thuốc lắc, gọi đầy đủ là thuốc lắc MDMA, được chế xuất từ nhiều hóa chất khác nhau. Đây là loại ma túy tổng hợp bao gồm cả các chất dạng amphetamine và một số các chất gây ảo giác. Amphetamine là các chất kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương.
Thuốc lắc. Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
Các chất này gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế. Ngoài tên “thuốc lắc” loại ma túy này còn được gọi là “bướm đêm”, “bay”, “bánh”, “kẹo”, “nốt nhạc”, “vương miện”, “tim lồng” hay “chó dại”… tùy thuộc vào hình ảnh in trên viên thuốc. Thuốc lắc có thể có trên thị trường dưới dạng viên màu trắng, đỏ, xanh…
Tác động của thuốc lắc
Ảnh hưởng của thuốc lắc đối với người sử dụng phụ thuộc vào:
– Liều lượng sử dụng;
– Chiều cao, cân nặng;
– Tình trạng sức khỏe;
– Tình trạng tâm lý;
– Trải nghiệm sử dụng;
– Có sử dụng cùng các loại chất gây nghiện khác hay không;
– Sử dụng một mình hay với người khác, sử dụng ở nhà hay ở nơi tiệc tùng.
Khi dùng liều nhỏ:
Khi sử dụng thuốc lắc ở liều lượng nhỏ, chất gây nghiện này phát huy tác dụng trong vòng 1 giờ và kéo dài khoảng 6 giờ. Một số tác dụng của thuốc còn có thể kéo dài đến 32 giờ.
Người sử dụng có những cảm giác sau đây:
– Thư thái và tự tin;
– Gần gũi và cảm thấy yêu mến mọi người hơn;
– Tăng năng lượng và sinh lực;
– Lo lắng;
– Khát nước.
Tác động của thuốc lắc đối với người sử dụng:
– Tăng nhịp tim;
– Huyết áp tăng;
– Hay đổ mồ hôi;
– Cơ thể mất nước;
– Nghiến răng, hàm;
– Buồn nôn.
Khi dùng liều lớn:
Nếu sử dụng thuốc lắc liều cao, người sử dụng có thể:
– Nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy những sự việc, hiện tượng không có trên thực tế (ảo giác);
– Cảm giác bồng bềnh trôi nổi;
– Cư xử không bình thường – có hành vi hoặc nói những thứ mà bình thường không làm hoặc nói;
– Co giật;
– Nôn ói.
Đã có bằng chứng cho thấy người sử dụng vẫn còn cảm giác “phiêu” sau khi tác dụng của thuốc không còn. Các biểu hiện của trạng thái này bao gồm:
Xem thêm : Ý nghĩa, lịch sử ra đời Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
– Không có cảm giác đói;
– Khó ngủ;
– Trầm cảm;
– Đau cơ;
– Khó tập trung.
Hậu quả lâu dài
Cho đến nay ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lắc lâu dài còn chưa được biết hết. Những ảnh hưởng lâu dài có thể bao gồm tổn thương các cơ quan chính của cơ thể như gan, tim và não. Khi sử dụng thuốc lắc trong thời gian dài, độ dung nạp của cơ thể đối với loại ma túy này cũng tăng lên. Điều đó có nghĩa họ phải sử dụng liên tục với liều lượng ngày càng tăng thì mới đạt được cảm giác “phê” trong khi trước đây chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ. Hay nói cách khác, sử dụng càng tăng thì cảm giác khó chịu cũng tăng, trong khi khoái cảm do thuốc mang lại giảm đi.
Quá liều và phản ứng thuốc
Quá liều, hoặc các phản ứng thuốc khi sử dụng thuốc lắc có thể xảy ra với bất kỳ ai. Quá liều có thể gây ra:
– Huyết áp cao;
– Tăng nhịp tim;
– Nhiệt độ cơ thể tăng rất cao.
Một vài người thậm chí tử vong do các nguyên nhân phản ứng thuốc như nhiệt độ tăng quá cao và cơ thể bị mất nước nhanh. Để tránh tình trạng mất nước của cơ thể, uống nhiều nước là điều rất quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu sử dụng thuốc lắc, người sử dụng phải uống 250ml nước mỗi giờ và nếu nhảy múa thì cần uống 500ml mỗi giờ.
5. Ma túy tổng hợp dạng đá
Ma túy tổng hợp dạng đá có 2 hình dạng:
Ma tuý đá (nguồn internet)
– Dạng muối hydrocloride: Bột tinh thể có vị đắng, dễ hòa tan trong nước, rượu và có thể tiêm được.
-Dạng tinh thể (đá): Điều chế bằng cách axít hóa Methamphetamine dạng Ba-zơ.
Ma túy đá: Methamphetamine từ lâu đã dược biết đến là thành phần “kịch động” có trong ma túy đá, được sử dụng dưới dạng uống, tiêm, hít, hút như “đá”, “pha lê” trong tẩu nước hoặc tẩu thủy tinh và có tác dụng trong 12 tiếng hoặc lâu hơn.
Là chất kích thích mạnh hơn nhiều so với các loại chất kích thích khác, thậm chí còn hơn cả Heroin bởi sự phá hủy não bộ nhanh chóng. Thực sụ nguy hiểm, ma túy đá còn có tác dụng kích thích tức thời, ngắn hạn làm cho người dùng cảm giác không đói, tăng ham muốn tình dục, tăng nhịp tim, giãn đồng tử, tăng hô hấp, tăng huyết áp; tác động dài hạn gây hậu quả tâm lý, khó ngủ, lo lắng, hoảng loạn, tính khí thất thường, trầm cảm, ảo giác hoang tưởng dẫn đến hậu quả mất kiểm soát về hành vi.
Nghiện ma túy đá sau khi dùng liều cao, kéo dài sẽ biến chứng rối loạn tinh thần do Methamphetamine gây ra vào ảo giác (nghe nhìn hoặc ngửi mùi không thật), dễ bị kích động và mất khả năng lao động khi không sử dụng; thường khỏi sau vài tuần nhưng đối với một số người bệnh tồn tại dai dẳng làm chán ăn dẫn đến suy kiệt cơ thể trong một thời gian ngắn.
Không giống như heroin khi sử dụng ma túy đá giảm liều hoặc dừng đột ngột cơ thể không bị vật vã, ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, đau bụng đi ngoài và đau nhức chân tay; đây chính là lý do mà người sử dụng lầm tưởng ma túy không gây nghiện như Heroin dẫn đến số người sử dụng loại ma túy này có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ trong giới trẻ những năm gần đây. Bên cạnh đó có người nghiện Heroin đã cai, nay lại chuyển sang nghiện ma túy đá và một số người làm ăn thua lỗ, thất tình, bệnh tật, sống mờ nhạt thiếu định hướng trong cuộc sống và một số người tò mò, sành điệu, thể hiện đẳng cấp, bị bạn bè lôi kéo, do chủ quan cho rằng ma túy đá không gây nghiện, thử chơi đá để có cảm giác thăng hoa, sức mạnh phi thường, dẻo dài, siêu nhân dẫn đến hoang tưởng suy đoán, lú lẫn, hoang sợ, mất kiểm soát hành vi, hung hăng gây gổ và phạm tội hình sự.
6. Một số loại ma túy biến tướng hiện nay
6.1. Ma túy gắn mác Nước vui
Là loại ma túy tổng hợp mới được gắn mác có dạng chất lỏng màu nâu kem, đụng trong lọ hình trụ cao, vỏ sơn màu tím;thành phần chủ yếu là Amphetamine và Methamphetamin thường dung hòa với nước giải khát (bò húc, coca…) sau đó uống trực tiếp vào cơ thể, có tác dụng như “chất dẫn”.
Nước vui (ảnh nguồn internet)
Sử dụng loại ma túy tổng hợp này gây nguy hiểm đối với bản thân người sử dụng, sức khỏe suy kiệt, làm giảm khả năng nhận thức, mất kiểm soát hành vi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
6.2. Ma túy gắn mác trà sữa
Đây là chất ma túy tổng hợp dạng bột màu xám hoặc màu vàng, đóng gói trong túi nilon với nhiều mẫu mã khác nhau, bên ngoài in chữ Trung Quốc và tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là “trà thiết quan âm”, nó cò mùi thơm giống trà sữa, theo chân “con buôn” len lỏi vào các vũ trường, các tụ điểm vui chơi và âm thầm đầu độc những người hiếu kỳ, muốn thử cảm giác lạ.
6.3. Ma túy gắn mác Tem giấy hay bùa lưỡi
Ma túy “tem giấy” hay “bùa lưỡi”, thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD (Lysergic Axit Diethylamide), là chất tổng hợp được chiết xuất từ nấm cựa gà, có kích thước 1,5 x 1,5 cách mạng trong một miếng bìa có khoảng 25 tem giấy. Trên bìa in hình các nhân vật nổi tiếng hay các ca sỹ thế giới, các con vật ngộ nghĩnh giống như miếng bìa chơi trẻ em. Thuộc nhóm gây ảo giác điển hình, kích động hệ thần kinh, nhiều trường hợp bị loạn thần, ảo giác, hoang tưởng khi dán vào lưỡi.
“Bùa lưỡi”. Ảnh nguồn internet
Nguy hiểm hơn là “tem giấy” thường nhắm vào đối tượng học sinh, ở lứa tuổi này các em chưa ý thực được nguy hiểm mà chỉ đơn giản nghĩ là một trò chơi. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì dẫn đến nghiện, nhiễm độc và suy nhược thần kinh, gây bệnh cho tim, tổn thương não, mất trí nhớ và rối loạn tâm thần.
BCXB (t/h)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp