Cung cầu là gì? Phân tích cung – cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng

1. Cơ sở lý luận về cung – cầu và giá cả thị trường:

1.1. Cung là gì?

Cung là biểu thị nhưng lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác không đổi)

Quy luật cung: Khi giá cả của các hàng hóa tăng lên thì lượng cung cũng tăng (trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi). Cung bao gồm cung thị trường và cung cá nhân, cung thị trường là cung của toàn bộ thị trường và bằng tổng cung cá nhân. Ngoài giá cả của hàng hóa thì cung chịu sự chi phối của các nhân tố: công nghệ, giá cả các yếu tố sản xuất, các kỳ vọng, sự điều tiết của Chính Phủ …

1.2. Cầu là gì?

Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng của hàng hóa và dịch vụ đó mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định.

Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Cầu bao gồm cầu cá nhân và cầu thị trường. Cầu thị trường là cầu của tất cả mọi người trong thị trường và bằng tổng các cầu cá nhân (theo từng mức giá).Trên thị trường có rất nhiều yếu tố tác động đến cầu ngoài giá cả hàng hóa thì còn có các nguyên nhân sau: Thu nhập, sở thích của người tiêu dùng, giá cả của các loại hàng hóa có liên quan (hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung), các kỳ vọng, dân số …

1.3. Giá cả thị trường:

Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi. Đó cũng là trạng thái được tạo ra được sự hài lòng chung giữa người mua và người bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hóa mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua.

Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, có nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.

1.4. Mối quan hệ giữa cung, cầu và giá cả thị trường:

Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách ròi giá cả với gia trị của hàng hóa đó. Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.

2. Phân tích cung cầu và giá cả thị trường của mặt hành tiêu dùng trên thực tế – Hoa:

Ta có bảng về lượng cung và lượng cầu về mặt hàng bó hoa trong thời gian một năm như sau:

Mức giá (nghìn đồng/bó hoa) – Lượng cung (nghìn bó hoa) – Lượng cầu (nghìn bó hoa)

100 50 250

300 100 200

500 150 150

700 200 100

900 250 50

2.1. Phân tích cầu của mặt hàng hoa:

Có thể biểu thị cầu của một loại hàng hóa bằng nhiều cách khác nhau: biểu cầu, hàm cầu, đồ thị …Tuy nhiên tất cả các phương án trên đều biểu thị mối quan hệ giữa giá cả thị trường và lượng cầu theo đúng quy luật cầu.

Theo quy ước, trục tung biểu diễn giá, trục hoành biểu diễn lượng cầu của bó hoa trên thị trường. Đồ thị theo biểu cầu ở trên rõ ràng là một đường thẳng. Đường cầu cho thấy mối quan hệ nghịch giữa giá cả và lượng cầu về bó hoa khi các yếu tố khác giữ nguyên. Đây là một đường cầu điển hình: đường cầu dốc xuống bên phải. Phương trình cầu: Trong trường hợp đường cầu là một đường thẳng thì phương trình cầu có dạng là QD = a + bP trong đó a là hằng số, b

QD = 225+0.25P

Qua hàm số cầu, quan hệ về mặt số lượng giữa lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng và mức giá của chình hàng hóa đó được thể hiện một cách đơn giản, khái quát: ứng với một mức giá nhất định ta biết được lượng cầu về một hàng hóa của người tiêu dùng là bao nhiêu. Ví dụ ở mức giá 300 nghìn đồng, lượng cầu của bó hoa là 200 bó, khi mức giá tăng lên 500 nghìn đồng/bó thì lượng cầu giảm xuống còn 150 bó. Ngược lại khi giá bó hoa giảm xuống còn 100 nghìn đồng/bó thì lượng cầu của hoa tăng lên đến 250 bó hoa trong một khoảng thời gian nhất định. Có sự thay đổi của lượng cầu theo giá thị trường trên hoàn toàn phù hợp với quy luật cầu trong trường hợp các yếu tố khác là không đổi. Tuy nhiên trên thị trường thực tế, có rất nhiều các yếu tố khác chi phối đến lượng cầu của hàng hóa mà không phải là giá cả của hàng hóa đó .

Trên thực tế và ngày lễ như 20/10, 20/11, 8/3… nhu cầu tiêu dùng hoa vô cùng lớn nên dù giá tăng cao nhưng lượng cầu vẫn cao , thu nhập của người tiêu dùng tăng nên nhu cầu về hoa để trang trí cũng tăng hoặc sự có mặt của hoa giấy, hoa nhựa, hoa voan… trên thị trường (là những mặt hàng thay thế cho hoa tươi) có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt làm cho nhu cầu của hoa tươi giảm mạnh ….

Sự thay đổi giá cả của hoa làm cho lượng cầu di chuyển dọc theo đường cầu còn sự thay đổi của cầu sinh ra do sự thay đổi của các yếu tố khác, được minh hoa bằng sự dịch chuyển của đường cầu . Sự tăng lên của lượng cầu về hoa làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại sự suy giảm về cầu làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái .

2.2. Phân tích cung của mặt hàng hoa:

Cũng như cầu, biểu thị cung bằng biểu cung, hàm cung và đồ thị. Biểu cung là một bảng số liệu gồm hai dãy số liệu đặt tương ứng với nhau. Một dãy số thể hiện các mức giá khác nhau của hàng hóa mà người ta phân tích. Dãy còn lại thể hiện khối lượng hàng hóa tương ứng mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng.

Đồ thị cung: Đường cung là một đường phản ánh mối quan hệ giữa giá và lượng cung trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Theo biểu cung về hoa chúng ta có thể minh họa bằng đồ thị (hình 2)

Đường cung là một đường dốc lên về phía phải, biểu thị mối quan hệ thuận giữa giá và lượng cung. Giá của hoa tăng thì lượng cung của hoa cũng tăng. Thật vậy, giá hoa từ 700 lên 900 nghìn đồng/bó thì lượng cung cũng tăng mạnh từ 200 lên 250 bó hoa . Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật cung . Giá hoa tăng , nhà sản xuất thu được nhiều lợi nhuận hơn nên lượng hoa cung ứng ra thị trường cũng nhiều hơn (xét trong trường hợp nguyên liệu bó hoa như giấy bóng kinh, dây nơ, xốp cắm … không thay đổi)

Từ đồ thị trên ta rút ra được hàm cung: QD = 25 + 0.25P

Cũng như cầu, ngoài giá cả thì cung cũng thay đổi do các yếu tố khác như mất mùa , lượng cung sẽ giảm , hoặc các kỳ vọng, công nghệ, sự điều tiết của Chính Phủ… Sự thay đổi lượng cung do sự thay đổi của giá hoa sẽ làm cho lượng cung trượt dọc theo đường cung , còn sự thay đổi của cung về hoa do sự thay đổi của các yếu tố khác sẽ làm cho đường cung dịch chuyển. Khi cung tăng làm đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại.

2.3. Phân tích giá cả của thị trường hoa:

Dựa vào đồ thị và biểu cung ở trên, ta có thể thấy điểm cân bằng cua thị trường là mức giá 500 nghìn đồng/bó hoa, lượng cung=lượng cầu = 150 bó hoa. Trên thị trường cân bằng, và giả sử xuất hiện tình trạng không cân bằng thì các yếu tố khác sẽ thúc đẩy thị trường đi đến trạng thái cân bằng, ổn định .

Giả sử thị trường đang ở trạng thái chưa cân bằng. Hoa đang ở mức giá 100 nghìn đồng/bó hoa. Tại mức giá này, lượng cầu mà những người tiêu dùng mong muốn là 250 bó hoa. Song tại mức giá này, những người sản xuất chỉ sẵn lòng cung cấp 50 bó hoa. Lượng cung nhỏ hơn lượng cầu biểu thị trạng thái không ăn khớp giữa kế, hoạch cung cấp của những người sản xuất và kế hoạch mua hàng của những người tiêu dùng. Trong trường hợp ví dụ trên, một số người tiêu dùng sẽ không mua được sữa ở mức giá mà họ mong muốn.

Ở đây, tồn tại một sự thiếu hụt về hàng hóa hay dư thừa về cầu, sự thiếu hụt hàng hóa sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh giữa những người mua. Để mua được hàng, một số người tiêu dùng nào đó sẽ đề nghị một mức giá cao hơn và điều đó sẽ tạo ra áp lực đẩy giá cao lên. Với mức giá cao hơn, những người bán sẽ được khuyến khích để gia tăng lượng cung (nếu ở giá 300 nghìn đồng/bó thì lượng cụng là 100 bó). Đồng thời ở mức giá này, người mua sẵn sàng mua ít hàng hơn trước (lượng cầu chỉ còn 200 bó).

Sự thiếu hụt hàng hóa được cắt giảm. nếu sự thiếu hụt hàng hay dư cầu vẫn còn thì áp lực tăng giá vẫn tồn tại. Áp lực này chỉ mất đi, xu hướng tăng giá hàng hóa trên thì trường chỉ dừng lại khi giá đạt đến mức cân bằng. Khi đó ở sản lượng P cân bằng lượng cung. Ta có thể minh họa bằng đồ thị sau đây:

Ở thị trường hoa nói trên, ở mức giá 700 nghìn đồng/bó hoa , nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao nên lượng cung cao : 250 bó hoa, còn người tiêu dùng chỉ tiêu dùng 100 bó hoa. Trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung(dư 100 bó hoa). Tuy nhiên, giá còn cao, nhà sản xuất tiếp tục vào thị trường, cung ứng thêm lượng hoa và đầy giá lên 900 nghìn đồng/bó hoa. Lúc này, lượng cung lên tới 250 bó hoa còn lượng cầu giảm mạnh còn 50 bó hoa.

Chênh lệch giữa lượng cung và lượng cầu lớn (200 bó hoa). Trên thị trường sẽ ế hoa ,nghĩa là nhà sản xuất không bán được hoa, buộc phải hạ giá. Hạ đến mức giá 700 nghìn đồng, lượng hoa vẫn dư 100 bó và cuối cùng đến mức giá 500 nghìn đồng, lượng cầu bằng lượng cung. Thị trường cân bằng .

KẾT LUẬN

Qua phân tích cụ thể mặt hàng hoa trên thị trường, chúng ta đã hiểu rõ phần nào mối quan hệ giữa cung-cầu và giá cả thị trường. Đó là mối quan hệ thuận đối với lượng cung và mối quan hệ nghịch đối với lượng cầu. Chắc hẳn, chúng ta đã có những tri thức nhất định khi phân tích, đánh gia các mặt hàng trên thị trường.