Thông tin mới nhất về giá heo hơi tại các tỉnh thành ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, VietnamBiz còn cung cấp đầy đủ những thông tin về giá heo hơi trên thị trường quốc tế cùng với những tin tức, sự kiện đến sự biến động của giá heo hiện nay.
Giá heo hơi bao nhiêu 1kg?
Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại một vài nơi. Cụ thể, các tỉnh Yên Bái, Nam Định và Ninh Bình cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 66.000 đồng/kg. Thương lái tại các tỉnh thành còn lại đang thu mua heo hơi quanh mốc trung bình là 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 65.000 – 69.000 đồng/kg.
Bạn đang xem: Giá heo hơi hôm nay: Giá heo ba miền Bắc, Trung, Nam Mới Nhất
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm cao nhất 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Theo đó, sau khi hạ nhẹ một giá, thương lái tại Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hòa hiện đang giao dịch heo hơi lần lượt với giá 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg. Tương tự, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Quảng Bình cùng giảm 2.000 đồng/kg xuống mức tương ứng là 62.000 đồng/kg, 65.000 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 62.000 – 68.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi cũng giảm theo xu hướng thị trường, mức giảm được ghi nhận từ 1.000 đồng/kg đến 5.000 đồng/kg. Hiện tại, thương lái tại Đồng Nai, TP HCM, Vũng Tàu và Bến Tre cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 63.000 – 65.000 đồng/kg. Các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Phước và Bình Dương hiện đang thu mua heo hơi tương ứng là 63.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tỉnh Tây Ninh giảm cao nhất 5.000 đồng/kg về mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 62.000 – 68.000 đồng/kg.
Hiện nay, heo hơi đang có mức giá bán khá tốt so với đầu năm 2022 và so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá thành nuôi heo tăng nên người chăn nuôi heo vẫn chưa có lời nhiều, đặc biệt là những hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ do nuôi heo bằng những thức ăn công nghiệp với giá cao. Cùng với đó, dịch tả heo vẫn đang diễn biến phức tạp nên người chăn nuôi heo vẫn chưa an tâm về đầu ra, do đó không thể đẩy mạnh tái đàn heo.
Bên cạnh đó, nguồn cung cấp heo hơi tại các địa phương ở vùng ĐBSCL vẫn không quá đáng lo. Thế nhưng, nhiều người dân đang lo ngại việc đẩy mạnh tái đàn heo có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt heo vào những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán 2023.
Thông tin giá heo hơi trong nước và quốc tế
Cập nhật thông tin giá heo hơi trong nước và quốc tế mới nhất hiện nay:
Giá heo hơi biến động tại thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam, thịt heo chiếm khoảng 70% so với các sản phẩm thịt tươi sống khác trong những bữa cơm hàng ngày của nhiều hộ gia đình hiện nay. Thế nhưng, cho đến nay, vấn đề thịt heo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề nan giải và chưa có biện pháp nào để kiểm soát việc này. Được biết, phần lớn thịt heo trên thị trường hiện nay tại quốc gia này vẫn chưa được truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tính những chăn hộ nuôi heo trong năm 2022 giảm đáng kể so với những năm trước do phải chịu sự ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi. Cùng với đó, giá thức ăn tăng chóng mặt cộng với giá heo hơi tại thị trường Việt Nam cũng đang giảm mạnh. Thế nhưng, tỷ trọng của ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với những mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại và gia trại.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Võ Trọng Thành – đại diện của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, thịt heo là sản phẩm chỉ phục vụ chủ yếu cho thị trường tiêu dùng nội địa trong khi sản lượng thịt heo để xuất khẩu vẫn còn rất thấp.
Bên cạnh đó, tính đến hiện nay, nước ta đã xuất khẩu được 19,52 nghìn tấn thịt heo cộng với những sản phẩm được chế biến từ thịt heo tươi sống với giá trị khoảng 81,68 triệu USD. Tuy nhiên, những chế phẩm từ thịt heo xuất khẩu sang 26 quốc gia khác nhau nhìn chung vẫn còn chưa cao.
Do đó, để giải quyết được vấn đề liên quan đến xuất khẩu và cải thiện chất lượng sản phẩm, Việt Nam cần phải tìm ra biện pháp bằng cách xây dựng mô hình sản xuất bền vững cho các ngành chăn nuôi nói chung và những hộ chăn nuôi heo theo mô hình chuỗi học hợp tác xã nói riêng.
Theo thông tin từ Cục Thú ý, Việt nam ghi nhận dịch tả heo châu Phi xuất hiện tại 321 xã của 36 tỉnh và thành phố, đồng thời số lượng buộc phải tiêu hủy lên đến 19.628 con. Với số liệu năm ngoái, dịch ASF xuất hiện tại 3.154 xã tại 60 tỉnh và thành phố trên cả nước và số lượng tiêu hủy lên đến 288.668 con, so với cùng kỳ năm trước nữa cao hơn 3,2 lần.
Giá heo hơi biến động tại thị trường thế giới
Theo Rabobank, các quốc gia trên thế giới phần lớn đều đang bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi sự lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh tả heo châu Phi (ASF), trong đó còn có cả châu Âu và Trung Quốc. Tình trạng này đã làm gián đoạn các dòng chảy thương mại, đồng thời còn là lo ngại với những vấn đề liên quan đến an toàn sinh học.
Ngoài ra, sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên toàn thế giới dẫn đến sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ thịt heo tại các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Đối với quốc gia Tây Ban Nha, giá heo hơi đã giảm khoảng một số lượng lớn, nhưng trong vài tuần qua, quốc gia này cũng đã ghi nhận được một số hỗ trợ nhất định.
Theo AHDB, từ các thành phần trong ngành, giá tăng nhẹ do sự ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi bùng phát mạnh mẽ ở Italy và sự lạc quan về khả năng chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Trung Quốc của nước Italy.
Các báo cáo cũng cho thấy rằng khối lượng thịt heo tồn đọng ở trong kho đông lạnh ở Tây Ban Nha và cho đến thời điểm một phần trong số đó được giải quyết thì giá có thể sẽ tăng lên.
Trong khi đó, theo ghi nhận tại thị trường Đức, giá giảm nhẹ. Con tại Đan Mạch, giá heo hơi vẫn ổn định. Tại thị trường Ba Lan, giá heo hơi nhìn chung đã được hỗ trợ trong mùa Giáng Sinh nhờ nhu cầu tăng.
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, hiện nay chỉ số giá lương thực (FAO) đã tăng trong tháng 1. Trong đó, chỉ số của giá thịt đã tăng nhẹ so với tháng 12 năm ngoái lên mức 112,6 điểm, và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giá thịt heo tăng nhẹ là vì thiếu nguồn lao động và chi phí đầu vào cao làm giảm đi nguồn cung trên toàn cầu trong khi nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục chậm lại.
Giá lợn hơi hôm nay trên toàn quốc: miền Bắc,Trung và Nam, tin tức giá heo xuất chuồng, giá heo tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tp, Cần Thơ, Đồng Nai nhanh nhất trong thời gian tới.
Để chăn nuôi heo không sử dụng kháng sinh tăng trọng
Trong chăn nuôi heo, việc sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng trị bệnh không đúng cách có thể dẫn đến sự tồn dư kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm gây nên những tác hại sau:
– Sử dụng thường xuyên kháng sinh trong thức ăn sẽ làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong đường ruột gây rối loạn tiêu hóa;
– Gây phản ứng đối với người nhạy cảm kháng sinh hoặc gây dị ứng sau khi tiêu thụ sản phẩm có tồn dư kháng sinh;
– Giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh và có thể tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn trong thú y và nhân y, do đó tốn kém về mặt hiệu quả kinh tế;
– Một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ;
– Trên bản thân thú nuôi giảm sự đáp ứng miễn dịch cơ thể, con giống sẽ bị yếu ớt.
Chính những tác hại trên, nên nhiều quốc gia đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng (Các nước Liên minh châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi từ ngày 1-1-2006). Để thay thế sử dụng kháng sinh kích thích tăng trọng trong chăn nuôi cần áp dụng những biện pháp sau:
– Con giống: chọn giống nuôi tốt được bắt từ các trại an toàn dịch bệnh.
– Quản lý chuồng trại: Chuồng trại và khu vực chăn nuôi cần quy hoạch xây dựng phù hợp; xây dựng nơi cao ráo, thoát nước tốt, không bị mưa tạt gió lùa, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông, diện tích và mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi dưỡng. Chuồng trại có tường rào bao quanh nhằm đảm bảo kiểm soát được người ra vào, ngăn chặn động vật truyền bệnh (chuột, chim…) từ ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.
– Nuôi heo an toàn sinh học: nhằm giảm thiểu mầm bệnh xâm nhập chuồng nuôi, ngăn ngừa sự phát tán của bệnh dịch, ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh bằng sát trùng toàn bộ chuồng nuôi định kỳ, vệ sinh thiết bị chăn nuôi, áp dụng quy tắc cùng vào cùng ra, kiểm soát các loại động vật vào trại,…
– Vaccin: tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin do ngành Thú y quy định.
– Dinh dưỡng: chọn nguyên liệu thức ăn có chất lượng tốt, thức ăn cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho thú nuôi, đặc biệt là acid amin, vitamin và chất khoáng để vật nuôi có thể trạng tốt.
– Dùng các chế phẩm sinh học để ức chế vi khuẩn có hại, tạo điều kiện vi khuẩn có lợi phát triển từ đó nâng cao sức tăng trưởng của heo.
– Axit hóa khẩu phần thức ăn bằng cách dùng các loại axit hữu cơ như: Lactic, Butyric, Propionic, Acetic,…
– Sử dụng Enzymes cải thiện sự tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng tốt cho bộ máy tiêu hóa vật nuôi.
– Dùng thảo dược (như tỏi, gừng,cỏ nhọ nồi, xuyên tâm liên,…) ức chế vi khuẩn có hại phòng bệnh cho vật nuôi.
Kinh nghiệm phòng chống nóng trong chăn nuôi heo nông hộ
Xem thêm : Review top 10 serum rau má trị mụn tốt nhất không nên bỏ qua
Trong những ngày này, thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất heo đến đàn vật nuôi nói chung và đàn heo nói riêng. Để hạn chế những bất lợi này và tạo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển tốt, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm chống nóng cho đàn heo trong chăn nuôi nông hộ như sau:
Trong những ngày này, thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất heo đến đàn vật nuôi nói chung và đàn heo nói riêng. Để hạn chế những bất lợi này và tạo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển tốt, dưới đây là một số kinh nghiệm chống nóng cho đàn heo trong chăn nuôi nông hộ như sau:
– Về chuồng trại cần làm chuồng cao ráo, mái hiên cách mặt đất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió để lưu thông không khí khi cần thiết. Nền chuồng thường xuyên dọn phân sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc nên. Xung quanh chuồng nuôi nên trồng cây xanh để tạo bóng mát cho chuồng nuôi
– Về mật độ nuôi trong mùa hè nên giảm mật độ nuôi, điều này là rất quan trọng vì thời tiết nắng nóng bản thân con vật thải ra nhiều khí, chất thải độc vì vậy môi trường chăn nuôi ô nhiễm rất nặng. heo nái có chửa nên nuôi ở diện tích chuồng nuôi 3 – 4 m2, heo thịt cần 2m2/con.
– Sử dụng hệ thống chống nóng trong chuồng nuôi như quạt thông gió: Nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của gia súc. Mục đích của quạt là làm giảm ẩm độ, các khí CO2, NH3… có trong chuồng nuôi. Không dùng quạt treo từ trần chuồng thổi gió xuống dưới hiệu quả chống nóng thấp vì thường thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.
Đối với chuồng kín thường xuyên kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi, tránh trường hợp mất điện, cần cải tạo cho thông thoáng hoặc đặt quạt hút gió để tăng cường đối lưu không khí, giảm nhiệt độ và khí độc trong chuồng.
Giàn mưa, phun ẩm: Là hệ thống phun mưa lên nóc chuồng nuôi, nhằm giảm nhiệt độ mái chuồng lúc trời nắng to khi nhiệt độ bên ngoài trời lên cao trên 35-400C. Khi phun mưa cần quan tâm đến việc tăng cường thông gió và thoát nước ở xung quanh để tránh làm tăng ẩm độ trong chuồng.
Về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: Đảm bảo tắm mát cho heo từ 1 – 2 lần/ngày, tăng cường thêm vòi uống, giãn thưa mật độ nhốt heo trong ngày nhiệt độ cao. Cho heo ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn và bổ sung thêm rau xanh. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt… là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè. Tiêm đầy đủ các loại vacxin như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, tai xanh,…
Tránh vận chuyển heo trong thời điểm nắng nóng nên vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi vận chuyển cần đảm bảo mật độ tối đa để heo thoải mái tránh ngột ngạt. Thường xuyên phát hiện sớm gia súc, gia cầm ốm, nghi ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan bùng phát dịch bệnh. Cần quan tâm nhất là các bệnh về đường hô hấp, đường ruột chủ động cho gia súc, gia cầm ăn, uống bổ sung các loại.
Thực trạng, giải pháp xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên đàn heo
Để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững thì công tác phòng chống dịch bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Luật Thú y cũng đã quy định rất rõ việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm (chi tiết tại Thông tư 14 ngày 2/6/2016 của Bộ NN&PTNT).
Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp quận huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.
Thời gian qua với sự quan tâm của các cấp các ngành, sự cố gắng nỗ lực của ngành chuyên môn và đồng thuận của người chăn nuôi công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn cả nước đã có những chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, phù hợp với xu thế hội nhập Thế giới, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Lợi ích của việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
Khi xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh sẽ tạo thuận lợi trong công tác kiểm dịch vận chuyển khi xuất bán, được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật. Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch, đây là lợi thế rất heo khi mà diễn biến dịch bệnh động vật hiện nay đang phức tạp.
Được xem xét cấp chứng nhận đạt quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGahp), được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh của trại (với tất cả các bệnh), cải tiến và nâng cao việc quản lý trang trại; cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là đối với các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm, góp phần tích cực xây dựng và củng cố thương hiệu.
Định hướng phát triển vùng an toàn dịch bệnh cho đàn heo giai đoạn 2022 – 2030
Bộ NN&PTNT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án ưu tiên về vùng an toàn dịch bệnh (giai đoạn 2022 – 2030). Tập trung xây dựng thành công các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của OIE (tổ chức Thú y Thế giới) tại vùng Đông Nam Bộ.
Từ đó, nhân rộng mô hình, vận dụng xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước; tạo điều kiện nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, thúc đẩy tăng nhanh xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật.
Xác định vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, tích hợp vào quy hoạch cấp tỉnh và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch, xác định rõ các vùng cần xây dựng để đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và OIE. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư số 14/2016/TT- BNNPTNT (ngày 01/6/2016 của Bộ NN&PTNT) quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch, bảo đảm phù hợp, sát thực tế để hướng đến xuất khẩu, đặc biệt về các cơ chế chính sách để đảm bảo kinh phí hoạt động hiệu quả. Tập huấn nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về chăn nuôi an toàn dịch bệnh; thông tin truyền thông phổ biến kiến thức về an toàn dịch bệnh tạo nhận thức chung của cộng đồng.
Cập nhật giá heo hơi, thông tin về chăn nuôi heo trên thị trường nội địa và quốc tế, với các thông tin liên quan ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của ngành.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp