Giá trị hoàn lại xuất hiện nhiều trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, vậy để tìm hiểu vấn đề này hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC.
1. Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm là gì?
Giá trị hoàn lại là số tiền mà bên mua bảo hiểm sẽ nhận được khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn hoặc trước khi sự kiện được bảo hiểm xảy ra. Số tiền này sẽ do công ty bảo hiểm trả.
Bạn đang xem: Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, bạn đã hiểu đúng?
Giá trị hoàn lại này là thành phần tiết kiệm của hầu hết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vĩnh viễn, đặc biệt là các hợp đồng bảo hiểm trọn đời. Nó còn được gọi là “giá trị tiền mặt” hoặc “vốn chủ sở hữu chính sách”.
Giá trị hoàn lại trong sản phẩm liên kết chung và liên kết đơn vị được định nghĩa rõ trong các thông tư như sau:
– Theo Điều 8 Thông tư 52/2016/TT-BTC, giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết chung được xác định là giá trị hợp đồng đó trong quỹ liên kết chung vào ngày hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trừ đi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
– Còn theo Điều 10 Thông tư 135/2012/TT-BTC, giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị được xác định dựa trên giá mua đơn vị quỹ liên kết đơn vị vào ngày định giá kế tiếp ngay sau ngày hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trừ đi phí hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
2. Đặc điểm của giá trị hoàn lại
Giá trị hoàn lại trong bảo hiểm nhân thọ có các đặc điểm nổi bật như sau:
– Hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không có giá trị hoàn lại trong 2 năm đầu, nên nếu hủy hợp đồng thời điểm này thì khách hàng sẽ không được nhận lại số phí bảo hiểm đã đóng. Thực tế, vẫn có sản phẩm có giá trị hoàn lại từ năm đầu tiên nhưng số tiền rất ít.
– Giá trị hoàn lại tỷ lệ thuận với thời điểm khách hàng hủy ngang hợp đồng. Nếu thời điểm hủy hợp đồng càng sớm thì giá trị hoàn lại càng thấp.
Xem thêm : Những lợi ích và tác hại của Internet đối với học sinh
– Khi hợp đồng hình thành giá trị hoàn lại, thì bên mua bảo hiểm có thể:
+ Sử dụng giá trị hoàn lại để nộp phí bảo hiểm tự động.
+ Tạm ứng số tiền không quá 80% giá trị hoàn lại để giải quyết những nhu cầu tài chính của mình.
+ Nhận toàn bộ giá trị hoàn lại nếu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên khách hàng nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định hủy hợp đồng.
3. Cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm:
Giá trị hoàn lại của bảo hiểm nhân thọ được tính bằng công thức sau:
Giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ = Giá trị tài khoản (tại ngày chấm dứt hợp đồng) – Chi phí chấm dứt hợp đồng.
Lưu ý: Giá trị hoàn lại của một hợp đồng bảo hiểm liên kết chung hay liên kết đơn vị cũng được xác định theo công thức này. Trong đó, chi phí chấm dứt hợp đồng của mỗi các công ty bảo hiểm là khác nhau. Để biết chính xác, bạn có thể trao đổi với tư vấn viên.
4. Một số câu hỏi có liên quan
Có phải mọi hợp đồng bảo hiểm đều có giá trị hoàn lại?
Giá trị hoàn lại chỉ được đề cập đến đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và không phải sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào cũng có giá trị hoàn lại. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 thì bên mua bảo hiểm chỉ được nhận giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nếu có thời gian đóng phí từ 2 năm trở lên. Các hợp đồng có thời gian đóng phí dưới 2 năm thì không có giá trị hoàn lại.
Phân loại các loại bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ dựa trên phạm vi được chia ra làm 5 loại gồm:
– Bảo hiểm sinh kỳ: là một sản phẩm chi trả số tiền bảo hiểm cho người tham gia với điều kiện người đó còn sống tới thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng.
Xem thêm : 3 điều bạn nhất định phải biết khi đi khám sức khỏe xin việc
– Bảo hiểm tử kỳ là loại hình chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu chẳng may người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn hợp đồng quy định.
– Bảo hiểm hỗn hợp là sự kết hợp giữa bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. Đây là một trong những loại bảo hiểm được nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam chú trọng.
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ là bảo hiểm dành cho trường hợp người tham gia bảo hiểm sống đến một thời điểm nhất định, công ty bảo hiểm phải chi trả phí bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
– Bảo hiểm trọn đời, hay còn gọi là bảo hiểm nhân thọ trường sinh, thuộc dòng sản phẩm Liên kết chung. Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu sự kiện chết của người được bảo hiểm xảy ra ở bất cứ thời điểm nào kể từ khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực.
Bảo hiểm nhân thọ tùy theo mục đích sử dụng được chia thành bảo hiểm bảo vệ, bảo hiểm tích lũy, bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm giáo dục.
– Bảo hiểm bảo vệ là giải pháp tối ưu, góp phần bảo vệ toàn diện cho người tham gia trước những rủi ro ảnh hưởng tới sinh mạng.
– Bảo hiểm tích lũy là là dòng sản phẩm bảo hiểm truyền thống có tham gia chia lãi, với mức phí đóng được tập trung vào một quỹ, gọi là Quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi.
– Bảo hiểm đầu tư là sản phẩm kết hợp tính năng bảo vệ của bảo hiểm và cơ hội gia tăng giá trị tài sản hiệu quả, lâu dài trong nhiều năm.
– Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm cung cấp nguồn thu nhập bổ sung trong trường hợp người tham gia mất khả năng lao động hoặc về hưu.
– Bảo hiểm giáo dục là gói bảo hiểm được thiết kế dành cho trẻ em nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy, tạo điểm tựa tài chính cho con vì một tương lai tươi sáng.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu về giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm. Nội dung bài viết giới thiệu khái niệm của giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, đặc điểm và cách tính. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý bạn đọc còn có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hay có quan tâm đến các dịch vụ tư vấn pháp lý do ACC cung cấp, vui lòng truy cập địa chỉ trang web sau đây: https://accgroup.vn/ để được tư vấn giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp