Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?

Tìm hiểu về lịch sử của dân tộc là luôn luôn cần thiết, bởi lẽ đã là một người con đất Việt, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S, chúng ta cần phải hiểu rõ về cội nguồn, về những năm tháng đấu tranh hào hùng rực rỡ của dân tộc Việt Nam để hiểu thêm về đất nước, về con người nơi đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu? với ACC:

Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?

1. Khái niệm Giai cấp tư sản

Trong triết học Mác, Giai cấp tư sản (tiếng Pháp: bourgeoisie) là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội. GCTS luôn chống lại giai cấp quý tộc và giáo hội Ki-tô.

GCTS có nguồn gốc từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có.

GCTS có thể thấy là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân. Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản (CNTB), GCTS là giai cấp cách mạng và tiến bộ. Cách mạng tư sản thế kỉ XVI – XIX lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập địa vị thống trị kinh tế và chính trị của GCTS. Trong thời kì CNTB tự do cạnh tranh, GCTS có vai trò phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo và tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất mới tiến bộ, do đó nó có vai trò tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong vài thập kỉ gần đây, việc tổ chức và quản lí của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những điều chỉnh quan trọng, nhưng bản chất của GCTS là không thay đổi.

2. Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?

GCTS được hình thành từ các quý tộc và thương nhân châu Âu. Họ ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên nên ngày càng giàu lên nhanh chóng.

3. Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản là gì?

GCTS có thể thấy là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản. Họ có nhiều cơ hội để thực hiện các nhu cầu sản xuất, có nhiều của cải. Và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân. Giai cấp này ngày càng trở lên giàu có, khi thực hiện các hoạt động khai thác trong sản xuất.

Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và hình thành CNTB, GCTS là giai cấp cách mạng và tiến bộ. Giai cấp này chỉ có một bộ phận nhỏ, nhưng lại chiếm phần lớn lượng tiền trong xã hội. Cách mạng tư sản thế kỉ XVI – XIX lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập địa vị thống trị kinh tế và chính trị của GCTS. Nắm giữ nhiều của cải vật chất, nắm giữ các vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế.

Trong thời kì CNTB tự do cạnh tranh, sự phát triển thể hiện lớn trong nền kinh tế. GCTS có vai trò phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo và tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất mới tiến bộ. Từ đó mang đến nhiều thành tựu, nhiều giá trị nổi bật đóng góp vào phát triển chung của đất nước. Do đó nó có vai trò tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Trong vài thập kỉ gần đây, việc tổ chức và quản lí của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những điều chỉnh quan trọng. Nhưng qua đó, bản chất của GCTS là không thay đổi. Các tính chất đặc thù trong hoạt động, trong sản xuất vẫn được duy trì. Người công nhân tham gia bán hàng hóa sức lao động, và nhận được các giá trị tiền lương cố định. Trong khi các lợi ích, giá trị thực tế làm ra của họ là rất lớn.

Trong các giai đoạn và thời kỳ khác nhau, GCTS lại thể hiện các bản chất hoạt động đặc thù. Trong đó tác động đến tính chất phát triển của nền kinh tế, làm giàu cho giai cấp thống trị. Sự phân hóa giàu nghèo cũng thể hiện rõ rệt. Các nhà tư bản không muốn điều chỉnh lại yếu tố mất cân đối đó trong xã hội. Nhu cầu của họ là càng khai thác được nhiều thặng dư, càng bóc lột được sức lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

4. Giai cấp tư sản ở Việt Nam

Trước Chiến tranh thế giới I Việt Nam chỉ có một số ít nhà giàu kinh doanh theo lối tư bản mà chưa có GCTS. Sau cuộc Chiến tranh thế giới I gắn liền với việc Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần 2 tại Việt Nam thì GCTS Việt Nam chính thức ra đời.

Tư sản Việt Nam chủ yếu hoạt động thương mại buôn bán hàng hóa ngoại quốc và thợ thủ công cá thể chứ không có địa vị trong nền kinh tế nông nghiệp. GCTS nguyên là những tiểu chủ đứng trung gian làm hầu khoán hoặc làm đại lý hàng hóa khi có vốn lớn họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản như Bùi Huy Tín chuyên cung cấp tà vẹt làm đường sắt cho Pháp, Bạch Thái Bưởi có ab xà lúp chở khách , Trương Văn Bền là chủ xí nghiệp có 700 công nhân, Nguyễn Hữu Thu… Bộ phận tư sản này phát triển đến một mức độ nào đó thì phân hóa làm 2 bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

+ Tư sản mại bản dựa hẳn vào đế quốc Pháp để kinh doanh làm giàu nên có quyền lợi gắn chặt với Pháp, cấu kết chặt chẽ với chúng cả về kinh tế và chính trị. Vì vậy thái độ của họ là phản động tầng lớp này là đối tượng cách mạng cần đánh đổ.

+ Tư sản dân tộc là GCTS không dính líu với đế quốc, hoặc dính líu rất ít. Họ có khuynh hướng kinh doanh độc lập, bán hàng nội hóa, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến. Bên cạnh đó, một mặt thì GCTS dân tộc bị đế quốc và phong kiến ngǎn trở nên họ cũng muốn chống đế quốc và phong kiến. Nhưng mặt khác, GCTS dân tộc là giai cấp bóc lột cho nên họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu tranh. Không chỉ vậy về mặt kinh tế, GCTS dân tộc còn dính líu ít nhiều với địa chủ phong kiến, cho nên đối với việc cải cách ruộng đất, họ còn do dự. Do đó mà tư sản dân tộc vừa muốn cách mạng vừa muốn thoả hiệp. Bởi vậy, giai cấp công nhân cần phải vừa đoàn kết với họ, vừa đấu tranh với họ để bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.