1. Tư sản là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, tư bản được nhắc đến giai cấp thống trị, bóc lột. Đây là danh từ được dùng để chỉ:
- Giá Nhụy hoa Nghệ Tây Saffron bao nhiêu tiền? Liệu giá đó có đắt không?
- Tháng 7 cung gì? Đặc trưng Tính cách, Vận mệnh, Tình yêu & Sự nghiệp của những người sinh tháng 7
- Giản dị là gì? Đồng nghĩa và trái nghĩa với giản dị là gì?
- Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
- Nữ 1997 hợp với tuổi nào để kết hôn và sống hạnh phúc
– Giá trị mang lại cho kẻ chiếm hữu nó giá trị thặng dư, có được bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Trong đó, giá trị hàng hóa sức lao động được tính ở một giá trị cụ thể. Nhà tư bản tính toán các chi phí để tìm kiếm giá trị thặng dư lớn nhất.
Bạn đang xem: Tư sản là gì? Giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản?
– Người chiếm hữu tư bản, bóc lột lao động làm thuê, trong quan hệ với lao động làm thuê. Hàng hóa được tạo ra, giá trị mới được tạo ra thông qua lao động. Tuy nhiên đó là tư liệu sản xuất của nhà tư bản. Cũng như được thực hiện trong hoạt động kinh doanh tìm kiếm giá trị thặng dư của họ.
Tư sản được nhìn nhận ở các khía cạnh khác nhau:
Trong kinh tế học cổ điển: Tư bản được định nghĩa là nhưng hàng hóa sẵn có để sử dụng làm yếu tố sản xuất. Các nguồn có sẵn này được sử dụng, khai thác trong hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của tư bản. Được tìm kiếm, sử dụng và chuyển hóa thành các hàng hóa mới có giá trị sử dụng cao. Với vai trò đó, tư bản có thể là tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết,… nhưng không bao gồm đất đai và người lao động. Bởi đất đai được xem là có sẵn nhờ tự nhiên, và người lao động là công cụ để chuyển hóa nguồn có sẵn thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính kế toán: Tư bản lại được nói đến với vai trò là nguồn lực tài chính. Mang đến các giá trị, tiềm lực tài chính để thực hiện nhiều nhu cầu, nhiều chức năng thực tế.
Như vậy, ta thấy rằng, khái niệm tư bản được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tùy từng học thuyết và quan điểm mang đến ý nghĩa phản ánh tư bản. Tuy nhiên, dù được nhìn nhận từ góc độ nào thì tư bản cũng là một trong số các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đều mang đến sự bóc lột đối với sức lao động, tìm kiếm lợi nhuận đặt dưới ý nghĩa giá trị thặng dư.
2. Tư sản tiếng Anh là gì?
Tư sản tiếng Anh là Bourgeois.
Giai cấp tư sản tiếng Anh là Bourgeoisie.
Hệ tư tưởng giai cấp tư sản tiếng Anh là The ideology of the bourgeoisie.
3. Giai cấp tư sản là gì?
Giai cấp tư sản mang đến sự thể hiện của một giai cấp, với nhiều nhà tư sản. Trong đó các đặc điểm đặc trưng được phản ánh, trở thành sức mạnh và ý chí của giai cấp đó.
Xem thêm : Tin tức
Hiện nay theo cách giải thích về giai cấp tư sản mà bách khoa toàn thư mở wikipedia đưa ra như sau:
“Trong triết học Marx, giai cấp tư sản (tiếng Pháp: bourgeoisie) là giai cấp xã hội sở hữu phương thức sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại và mối quan tâm trong xã hội của họ là giá trị và sự giữ gìn tài sản, đảm bảo cho việc duy trì vị trí kinh tế độc tôn của họ trong xã hội. Giai cấp tư sản luôn chống lại giai cấp quý tộc và giáo hội Ki-tô”.
Như vậy, các đặc trưng được thể hiện trong giai cấp tư sản là các tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất. Họ có khả năng nắm giữ, làm chủ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các đối tượng này chiếm phần nhỏ nhưng mang đến tiếng nói lớn trong xã hội. Họ không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng nhận được các giá trị thặng dư trong kinh doanh.
Giai cấp tư sản có nguồn gốc từ các chủ xưởng, chủ đồn điền và những thương nhân giàu có. Họ càng có tiềm lực để dễ dàng nhận được các lợi ích lớn hơn. Khi sử dụng các tư liệu sản xuất, bóc lột triệt để sức lao động thì giá trị lợi ích nhận lại càng nhiều.
4. Hệ tư tưởng của giai cấp tư sản?
Giai cấp tư sản có thể thấy là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản. Họ có nhiều cơ hội để thực hiện các nhu cầu sản xuất, có nhiều của cải. Và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân. Giai cấp này ngày càng trở lên giàu có, khi thực hiện các hoạt động khai thác trong sản xuất.
Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản là giai cấp cách mạng và tiến bộ. Giai cấp này chỉ có một bộ phận nhỏ, nhưng lại chiếm phần lớn lượng tiền trong xã hội. Cách mạng tư sản thế kỉ XVI – XIX lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập địa vị thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản. Nắm giữ nhiều của cải vật chất, nắm giữ các vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế.
Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, sự phát triển thể hiện lớn trong nền kinh tế. Giai cấp tư sản có vai trò phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo và tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất mới tiến bộ. Từ đó mang đến nhiều thành tựu, nhiều giá trị nổi bật đóng góp vào phát triển chung của đất nước. Do đó nó có vai trò tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.
Trong vài thập kỉ gần đây, việc tổ chức và quản lí của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những điều chỉnh quan trọng. Nhưng qua đó, bản chất của giai cấp tư sản là không thay đổi. Các tính chất đặc thù trong hoạt động, trong sản xuất vẫn được duy trì. Người công nhân tham gia bán hàng hóa sức lao động, và nhận được các giá trị tiền lương cố định. Trong khi các lợi ích, giá trị thực tế làm ra của họ là rất lớn.
Trong các giai đoạn và thời kỳ khác nhau, giai cấp tư sản lại thể hiện các bản chất hoạt động đặc thù. Trong đó tác động đến tính chất phát triển của nền kinh tế, làm giàu cho giai cấp thống trị. Sự phân hóa giàu nghèo cũng thể hiện rõ rệt. Các nhà tư bản không muốn điều chỉnh lại yếu tố mất cân đối đó trong xã hội. Nhu cầu của họ là càng khai thác được nhiều thặng dư, càng bóc lột được sức lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
5. Giai cấp tư sản tại Việt Nam:
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Việt Nam chỉ có một số ít nhà giàu kinh doanh theo lối tư bản mà chưa có giai cấp tư sản. Khi đó, chỉ có sự có mặt của một số ít người giàu, nắm giữ nhiều của cải trong xã hội. Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, gắn liền với việc Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần 2 tại Việt Nam thì giai cấp tư sản Việt Nam chính thức ra đời.
Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản là những người nhận được nhiều lợi ích từ khai thác thuộc địa. Họ giàu nên nhanh chóng và năm giữ trong tay nhiều tư liệu sản xuất. Cũng chính vì thế mà sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội càng sâu sắc.
Tư sản Việt Nam chủ yếu hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa ngoại quốc và thợ thủ công cá thể chứ không có địa vị trong nền kinh tế nông nghiệp. Bởi họ tham gia trong nền kinh tế có bối cảnh đặc biệt, dưới chế độ thực dân. Tuy nhiên dần dần họ nhận thấy tiềm lực lớn từ giai cấp công nhân có thể khai thác vào lao động, sản xuất.
Xem thêm : Người mệnh Kim nên trồng cây gì để rước tài lộc
Trong giai đoạn đầu tiên, giai cấp tư sản nguyên là những tiểu chủ đứng trung gian làm hầu khoán hoặc làm đại lý hàng hóa khi có vốn lớn. Thực hiện các hoạt động thương nghiệp, tham gia trong vai trò trung gian trong các quan hệ hàng hóa. Họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản giàu có. Càng mang đến các định hướng tìm kiếm, khai thác lợi ích trong nền kinh tế.
Như Bùi Huy Tín chuyên cung cấp cà vẹt làm đường sắt cho Pháp. Bạch Thái Bưởi có xà lúp chở khách. Trương Văn Bền là chủ xí nghiệp có 700 công nhân, Nguyễn Hữu Thu,… Các nhà tư sản này cứ thực hiện công việc của mình cho đến khi các thay đổi, điều chỉnh là tất yếu diễn ra.
Bộ phận tư sản này phát triển đến một mức độ nào đó thì phân hóa làm 2 bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Đây là nhu cầu, cũng như tất yếu khi tham gia vào thị trường.
Phân hóa tư sản:
+ Tư sản mại bản.
Dựa hẳn vào đế quốc Pháp để kinh doanh làm giàu. Họ nhận được các lợi ích khi theo pháp thực hiện các chế độ của chủ nghĩa thực dân. Nên bộ phận này có quyền lợi gắn chặt với Pháp, cấu kết chặt chẽ với chúng cả về kinh tế và chính trị. Trong tư tưởng của các đối tượng này là theo thực dân, chống lại dân tộc. Họ chỉ mong muốn tìm kiếm các giá trị, các lợi nhuận để làm giàu cho bản thân. Trong khi luôn ngăn chặn và chống đối cách mạng.
Vì vậy thái độ của họ là phản động, tầng lớp này là đối tượng cách mạng cần đánh đổ.
+ Tư sản dân tộc.
Là giai cấp tư sản không dính líu với đế quốc, hoặc dính líu rất ít. Mang đến các độc lập trong định hướng khai thác, tận dụng thị trường và điều kiện từ hàng hóa sức lao động. Họ có khuynh hướng kinh doanh độc lập, bán hàng nội hóa, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến. Tuy nhiên vẫn muốn làm giàu nhanh chóng, bóc lột triệt để hàng hóa sức lao động.
Bộ phận này bị đế quốc và phong kiến cản trở nên họ cũng muốn chống đế quốc và phong kiến. Nhưng mặt khác, họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu tranh. Bởi họ đang đứng ở vai trò của giai cấp bóc lột.
Không chỉ vậy về mặt kinh tế, giai cấp tư sản dân tộc còn dính líu ít nhiều với địa chủ phong kiến, cho nên đối với việc cải cách ruộng đất, họ còn do dự. Do đó mà tư sản dân tộc vừa muốn cách mạng vừa muốn thoả hiệp.
Bởi vậy, giai cấp công nhân cần phải vừa đoàn kết với họ trong tinh thần dân tộc. Vừa đấu tranh với họ để bảo vệ quyền lợi của công nhân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp