Thực trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn hiện nay
Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2021 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn khoảng 36,7 triệu người, chiếm gần 67% lực lượng lao động cả nước. Điều này tiếp tục tạo sức ép về nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư năm 2021 khoảng 9,8%, cao hơn khoảng 4,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động từ 15 tuổi trở lên, phần lớn tập trung ở lao động không qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật. Đặc biệt, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ sơ cấp trở lên tại khu vực nông thôn chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị.
Đây là một thách thức lớn trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Trong khi đó, quy mô đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cơ sở đào tạo ngày càng giảm mạnh. Lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động chất lượng cao không muốn về nông thôn.
Thực trạng này xuất phát từ thực tế khách quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để sử dụng người lao động có kỹ năng nghề cao. Trong khi đó, thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, giá cả sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng được mùa mất giá, trong khi đó các loại chi phí về vật tư, dịch vụ nông nghiệp khá đắt đỏ.
Không những vậy, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh trong nông nghiệp còn gặp khó khăn.
Sự đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn còn quá ít dẫn đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới.
Giải pháp tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn
Xem thêm : Bia 333
Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu quả, gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác.
Cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những người đã tham gia đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và cho ngước khác.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhà nước cần có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao động nông thôn. Mỗi địa phương cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến mở rộng sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế mạnh của các địa phương để phát triển kinh tế bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, điều này sẽ có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nông thôn Việt Nam còn mang nặng tính thuần nông, điều đó dẫn đến tính thời vụ cao làm cho lao động lâm vào tình trạng thiếu việc làm. Thực tế các hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp có thời gian lao động ổn định hơn và có thu nhập cao hơn.
Để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Các địa phương cần đẩy mạnh giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Cần đẩy mạnh liên kết với các làng nghề truyền thống trong đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm.
Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để sản xuất
Xem thêm : Ngày 25/02/2022 tốt hay xấu? Chi tiết ngày 25/02/2022 và các thông tin liên quan
Vốn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao động của nông dân ở các địa phương. Việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết.
Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể thiết thực để giúp nông dân dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi nhất như: chính sách tín dụng ưu đãi lãi suất. Nâng các mức cho vay không có tài sản bảo đảm; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, chuỗi giá trị; chính sách giảm lãi suất cho vay khi người dân mua bảo hiểm trong nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho nông dân; đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với lĩnh vực nông nghiệp như cho vay liên kết, cho vay qua tổ, nhóm.
Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất
Để tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhà nước cần triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, như: tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân.
Trong lĩnh vực trồng trọt, người dân phải biết sử dụng giống lúa có chất lượng cao, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý đất; ủ phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật sinh học; sản xuất rau quả trong nhà màng, nhà lưới áp dụng biện pháp tưới và cung cấp dinh dưỡng tự động…
Trong chăn nuôi, cần đầu tư xây dựng hệ thống chuồng khép kín; ứng dụng hệ thống làm mát chuồng trại; sử dụng máng ăn, uống nước tự động; sử dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải; nhất là các loại máy móc hiện đại để phối trộn thức ăn với men vi sinh…
Việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Điều đó làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp