Chú trọng giống chất lượng và công nghệ cao
Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, diện tích canh tác lúa trên địa bàn TP tập trung tại 17 huyện, thị xã. Diện tích đất trồng lúa hàng năm ngày càng có xu hướng giảm về diện tích gieo trồng. Nếu như năm 2016, diện tích này là 197.000ha thì đến nay chỉ còn lại khoảng 162.000ha. Dự kiến diện tích gieo trồng lúa của Hà Nội sẽ tiếp tục giảm, đến năm 2025, còn khoảng 140.000ha.
Bạn đang xem: Hà Nội: Giải pháp nào nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa?
Cơ cấu giống lúa trong sản xuất của TP đang chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích sản xuất các loại giống mới, chất lượng cao. Bên cạnh đó là sử dụng trên 90% các loại giống ngắn ngày để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao đang dần chiếm ưu thế. Như trong vụ Xuân 2023, diện tích sản xuất các giống lúa chất lượng cao của Hà Nội chiếm khoảng 65%.
Các giống lúa đưa vào sản xuất chủ yếu là lúa thơm chất lượng cao. Chính vì vậy, dù diện tích canh tác lúa giảm, nhưng năng suất lúa trong những năm qua có xu hướng tăng dần, từ 56,3 tạ/ha của năm 2016 lên con số 60,68 tạ/ha vào năm 2022. Nhiều chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao cũng được hình thành tại các huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai…
Xem thêm : Ngày giao dịch không hưởng quyền của HPG cập nhật mới
Bên cạnh sử dụng giống lúa tiên tiến, nông dân nhiều địa phương đã bước đầu biết ứng dụng công nghệ cao vào canh tác. Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa tại Hà Nội đến nay vào khoảng 1.000ha. Cơ giới hoá trong sản xuất lúa và sử dụng công nghệ hàng không trong phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa là hai phương thức ứng dụng công nghệ cao phổ biến hiện nay trên địa bàn TP.
Cần có chính sách tích tụ đất đai
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá cao, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp; nông nghiệp cũng không thu hút được người lao động, nông dân đầu tư. Chính vì vậy, diện tích canh tác lúa bị thu hẹp dần qua từng năm. Một số địa phương có diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất nông nghiệp có thể kể tới như: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai…
Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn nhiều diện tích đang bị nông dân bỏ hoang, không canh tác. Hầu hết đây là những diện tích đất nằm trong vùng xen kẹt của các dự án đang giải phóng mặt bằng, hoặc gần khu dân cư, khu công nghiệp, trục đường đang thi công; đất nông nghiệp gặp khó khăn về thuỷ lợi, nước tưới hoặc nằm trong vùng trũng thấp, thường xuyên bị ngập úng…
Xem thêm : Sạc bình ắc quy xe máy hết bao nhiêu tiền? Dấu hiệu acquy cần sạc
Trước bối cảnh trên, trong những năm qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung. Tổng diện tích đã chuyển đổi cây trồng trên đất lúa từ năm 2016 đến nay trên địa bàn TP là gần 10.000ha. Trong đó, có gần 5.000ha là chuyển đổi sang trồng cây hàng năm; gần 2.000ha chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng lúa, còn lại là cây lâu năm.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5 – 6 lần so với trồng lúa đơn thuần, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, khắc phục được tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp không canh tác. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người dân tích tụ ruộng đất, chuyển đổi trồng rau màu, cây ăn quả, hoa cây cảnh cho giá trị kinh tế cao.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Phương, thực tế sản xuất ngành hàng lúa gạo hiện nay đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nổi cộm là vấn đề chính sách chuyển đổi ruộng đồng trũng thấp, cấy lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, Hà Nội đề nghị các bộ ngành sớm hoàn thiện lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Luật Đất đai để trình Quốc hội thông qua, bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn và gia tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp