Bạn có đang "mắc kẹt" trong một mối quan hệ mập mờ?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video giải quyết mối quan hệ mập mờ

Hầu hết những mối quan hệ mập mờ (thuật ngữ tiếng Anh là “situation ship”) đều bao gồm một số hình thức thân mật về thể xác, nhưng nó không chỉ là một cuộc gặp gỡ về mặt tình dục thông thường.

Khác với mối quan hệ “Friends with benefit” (bạn tình), khi mà cả hai bên đều đồng ý tránh nảy sinh tình cảm, các mối quan hệ mập mờ có ranh giới thường ít rõ ràng hơn. Một hoặc cả hai người đều có thể đang chờ xem liệu mối quan hệ có trở nên nghiêm túc theo thời gian hay không.

Bạn có đang mắc kẹt trong một mối quan hệ mập mờ? - 1

Mối quan hệ mập mờ có thể không có cạm bẫy nhưng chắc chắn không bình thường. (Ảnh: NBC News).

Thế nào là một mối quan hệ mập mờ?

Không phải ai cũng tán thành với những định nghĩa về khái niệm của một mối quan hệ mập mờ. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang trải qua giai đoạn “trên tình bạn, dưới tình yêu”.

Thứ nhất, bạn chỉ có kế hoạch ở cùng người đó trong ngắn hạn hoặc vào phút chót. Những người có mối quan hệ mập mờ có xu hướng lập kế hoạch hàng ngày, thậm chí là vào phút chót. Nếu bạn cảm thấy khó đưa ra kế hoạch cho tuần tới, thì đó có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ mập mờ.

Thứ hai, thiếu tính nhất quán. Đối với một mối quan hệ, tần suất giữa các cuộc gặp gỡ diễn ra thường xuyên hơn và tăng lên theo thời gian. Ngược lại, những người có mối quan hệ mập mờ có thể gặp nhau không thường xuyên. Có thể bạn gặp người đó mỗi tuần một lần trong một vài tuần, rồi đột nhiên không nghe thấy bất cứ thông tin gì từ họ trong 3 tuần tiếp theo.

Thứ ba, bạn không cảm thấy kết nối về mặt tình cảm. Một vài người miêu tả mối quan hệ mập mờ tương đối hời hợt. Có thể là bạn biết những thứ cơ bản về cuộc sống của người kia, chẳng hạn như thức ăn yêu thích hay những chuyến đi của họ. Nhưng các bạn thực sự chưa cởi mở với nhau những điều sâu sắc hơn, và bạn không phụ thuộc người kia để hỗ trợ tinh thần.

Thứ tư, họ có thể cũng đang gặp gỡ người khác. Có thể họ đã ám chỉ về cuộc sống hẹn hò bận rộn với những từ ngữ như chưa sẵn sàng để ổn định hay giữ cho các lựa chọn của họ cởi mở. Trong một mối quan hệ mập mờ, bạn có thể sẽ cảm thấy không chắc chắn vì chưa trao đổi về việc “Liệu hai người có phải người duy nhất của nhau không?”.

Họ chưa giới thiệu bạn với gia đình và bạn bè. Các bạn có xu hướng đi chơi với nhau thường xuyên hơn không? Nếu họ không cố đưa bạn vào các kế hoạch của họ, ngoài hẹn hò và tình dục thì đó có thể là một mối quan hệ mập mờ.

Bạn cảm thấy bối rối. Với một số người, giai đoạn đầu của cuộc hẹn hò là khoảng thời gian thú vị. Những người khác thì liên kết mối quan hệ mập mờ với sự lo âu và bối rối. Việc thiếu định hướng rõ ràng có thể là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, đặc biệt là khi bạn có tình cảm với người kia.

Bạn không nghĩ các bạn có tương lai. Có thể bạn cảm thấy thờ ơ với người kia, hoặc bạn không thực sự nghĩ rằng bạn thậm chí muốn có một mối quan hệ chắc chắn với họ. Nếu bạn không thực sự thấy bản thân với người ấy có thể bên nhau lâu dài, thì đó có thể là một mối quan hệ mập mờ.

Ví dụ về một mối quan hệ mập mờ

Mối quan hệ mập mờ có rất nhiều dạng. Chẳng hạn như có thể lối sống hiện tại của bạn chỉ là tạm thời. Bạn có thể đang đi du lịch nước ngoài hay học ở nơi mà bạn dự định sẽ rời đi. Bạn có thể sẽ hẹn hò bình thường mà không có dự định bắt đầu điều gì đó nghiêm túc.

Nếu bạn vừa chuyển đến một thành phố mới, thì bạn có thể thấy việc hẹn hò là cách nhanh chóng nhất để gặp gỡ và hòa nhập với những người mới. Trong nhiều trường hợp, hẹn hò còn dễ dàng hơn cả việc kết bạn với những người mới.

Có thể lý do cho một mối quan hệ mập mờ của bạn là một lần chia tay gần đây. Nếu bạn và nửa kia của bạn gần đây đã kết thúc một mối quan hệ lâu dài, nghiêm túc, có lẽ không phải thời điểm phù hợp để cam kết cho một mối quan hệ mới.

Trong những trường hợp khác, một mối quan hệ mập mờ nảy sinh từ một mối quan hệ thông thường hoặc tình một đêm với người mà bạn không biết rõ. Bạn có thể đang đợi để hiểu người ấy rõ hơn.

Phải làm gì khi vướng vào một mối quan hệ mập mờ?

Không phải tất cả những mối quan hệ mập mờ đều xấu. Giống như những mối quan hệ khác, mối quan hệ mập mờ cũng có ưu và nhược điểm.

Và nếu như, bạn không may vướng vào một mối quan hệ kiểu “anh trai mưa, em gái mưa” thì hãy nhớ rằng:

Thứ nhất, bạn biết rõ mình muốn điều gì và không muốn điều gì. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ mập mờ, thì hãy dành chút thời gian để nghĩ về mặt lợi và hại đối với cá nhân bạn. Bạn sẵn sàng chấp nhận gì và không sẵn sàng chấp nhận gì?

Mối quan hệ mập mờ có phù hợp với bạn hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm giá trị, nhu cầu hiện tại và mục tiêu lâu dài của bạn.

Hãy nhớ rằng bạn có thể biết nhiều hơn về những điều mà bạn muốn từ một mối quan hệ lãng mạn bằng cách biết được điều mà bạn không muốn. Điều này không có nghĩa là bạn nên ở trong một mối quan hệ mập mờ mà khiến bạn căng thẳng và lo lắng quá mức.

Nếu bạn muốn nhiều hơn thế, thì bạn có thật sự muốn điều đó cùng với người này không? Dựa vào những gì mà bạn đã thấy cho đến nay, liệu họ có phải là một người bạn đời tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ hay không?

Thứ hai, hãy biết nhận ra mối quan hệ lành mạnh. Bạn nên ưu tiên mối quan hệ với người khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Một mối quan hệ lành mạnh không nhất thiết phải chung thủy một vợ một chồng hay thậm chí là cam kết theo lẽ truyền thống, nhưng nó nên được xây dựng dựa trên sự giao tiếp cởi mở, tin tưởng, tôn trọng và thân thiết.

Thứ ba, hãy nhớ rằng bạn có quyền thay đổi suy nghĩ. Rõ ràng là những phẩm chất này không dễ trở thành hiện thực chỉ qua một đêm. Với một số người, mối quan hệ mập mờ là một điểm xuất phát không có đe dọa. Kể cả khi nó phù hợp với bạn bây giờ, nó cũng có thể không còn phù hợp với bạn trong một vài ngày, tuần hay tháng tới.

Cuối cùng, hãy cố gắng giao tiếp, trò chuyện cùng nhau. Điều quan trọng mấu chốt là bạn cần giữ cho việc giao tiếp cởi mở, kể cả khi là mối quan hệ thông thường. Nếu bạn không hài lòng khi mọi thứ không được xác định, đừng hi vọng rằng nửa kia sẽ biết được cảm nhận của bạn.

Liệu một mối quan hệ mập mờ có thể trở thành mối quan hệ bình thường hay không?

Nếu bạn đang trong một mối quan hệ mập mờ mà bạn hi vọng nó sẽ trở nên nghiêm túc hơn, bạn có thể sẽ lo lắng rằng việc nói với nửa kia cảm nhận của bạn thì sẽ khiến họ bỏ đi mất.

Đây là một rủi ro chính đáng, nhưng nó cũng là rủi ro chắc chắn đáng chấp nhận nếu bạn thực sự hình dung một tương lai với người kia. Vì lợi ích sức khỏe tinh thần của chính bạn, bạn nên trung thực nhất có thể với họ về cảm nhận của bạn.

Bạn không thể kiểm soát cách người kia cảm nhận được. Hãy cho họ chút thời gian để suy nghĩ và xử lý những gì bạn nói. Hãy nhớ rằng kể cả khi họ đáp lại tình cảm của bạn, mối quan hệ có thể sẽ không biến thành điều gì đó lãng mạn hơn chỉ sau một đêm. Tất nhiên, nếu họ không có cảm xúc giống bạn hoặc mối quan hệ không hề thay đổi theo thời gian, đã đến lúc để kết thúc nó.

Làm thế nào để kết thúc một mối quan hệ mập mờ

Sự thành thật là cách tốt nhất khi nói đến việc kết thúc một mối quan hệ mập mờ. Nếu nó không phù hợp với bạn, hãy vì bản thân bạn bằng cách nói với người kia rằng bạn muốn bước tiếp. Cũng tương tự như vậy nếu nửa kia muốn nghiêm túc hơn còn bạn thì chưa sẵn sàng.

Bạn sẽ truyền tải thông điệp này như thế nào – qua tin nhắn, điện thoại hay trực tiếp – là tùy thuộc vào bạn. Với những mối quan hệ ngắn hạn, thông thường thì một tin nhắn ngắn, đi thẳng vào vấn đề là đã đủ. Thêm vào đó, việc nhận ra những “báo động đỏ” có thể giúp bạn tránh rơi vào tình trạng tương tự.