Nghị luận xã hội ‘Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’

Dàn ý

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,…).

II. THÂN BÀI

1. Giải thích ý nghĩa câu nói:

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

2. Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

– Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.

– Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.

– Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.

– Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.

– Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp.

3. Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

– Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.

– Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.

– Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người.

4. Lời khuyên:

– Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.

– Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.

– Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.

– Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,…). Đúc kết bài học kinh nghiệm.