Giải thích câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Dàn ý

1. Mở bài:

– Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu

– Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.

– Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

2. Thân bài:

a. Giải thích câu tục ngữ:

– Nghĩa đen:

+ “Mực”: Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

+ “Đèn”: Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.

+ “Gần mực thì đen” : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

+ “Gần đèn thì rạng” : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.

– Nghĩa bóng:

+ “Mực” : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ “Đèn” : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.

+ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”: Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết “chọn bạn mà chơi”, chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.

b. Ý nghĩa của câu tục ngữ:

Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.

c. Dẫn chứng:

– Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.

– Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cũng núi rừng “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao”.

d. Liên hệ với thực tế hiện nay:

– Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị:

+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.

+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.

3. Kết bài:

– Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ

– Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.