Tôn sư trọng đạo là đạo lý muôn thuở muôn đời của dân tộc ta. Sở dĩ truyền thống này luôn được đề cao vì thầy cô luôn có công lao lớn trong việc dạy dỗ chúng ta, bên cạnh công đức sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Thầy cô cũng là người truyền đạt cho ta những kiến thức hay, những bài học hay giúp cho chúng ta nên người. Chính vì thế mà dân gian ta mới có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
1. “Không thầy đố mày làm nên” là gì?
Đầu tiên, chúng ta nên hiểu “Thầy” là chỉ người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta. Từ “thầy” ở đây có thể hiểu là thầy giáo/ cô giáo, hay đơn giản là người bảo ban, dạy dỗ ta.
Bạn đang xem: Giải thích ý nghĩa tục ngữ ‘Không thầy đố mày làm nên’ nói đến điều gì?
Từ “làm nên” có nghĩa là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, hiểu nôm na, đó chính là đạt được cảnh giới thành công, gặt hái được hoa thơm quả ngọt.
Hiểu đơn giản,“Không thầy đố mày làm nên” ý chỉ nếu không có người thầy thì chúng ta không thể nên người được. Tuy nhiên, câu tục ngữ này mang hàm nghĩa sâu rộng hơn đó là nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.
Theo đó, nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và bảo ban ta từng bước đi thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công. Câu tục ngữ như một lời thách đố đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định chắc nịch vai trò, vị trí quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của học trò.
Câu tục ngữ trên đã xuất hiện thời xa xưa và được lưu truyền cho đến nay, bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn ghi dấu và mang một ý nghĩa lớn lao với mỗi người. Không chỉ cung cấp những bài học từ sách vở, thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, những điều đó góp phần giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn.
Xem thêm : Ca sĩ Lâm Chấn Huy là ai? Tiểu sử & sự nghiệp Lâm Chấn Huy
Không đơn thuần chỉ bàn về những người đứng trên bục giảng, câu nói “Không thầy đố mày làm nên” còn đề cao công ơn của những người đã dạy cho chúng ta những bài học, đã mang lại cho ta những kiến thức để trang bị cho chặng đường của cuộc sống. Những người này có thể là những người bạn bè, những đồng nghiệp hay bất cứ ai mà giúp bạn tích lũy được kiến thức qua năm tháng.
Do đó, mỗi người trong chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn đó, tôn trọng những thành quả mà thầy đã dạy dỗ và có những sự thành kính sâu sắc đối họ, vì nếu không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người thực sự có ích cho xã hội này.
Nói tóm lại, câu tục ngữ “không thầy đố mày làm nên” chính là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ. Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận cần có của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu được ở mỗi người.
Xem thêm: Cá không ăn muối là gì và liệu câu tục ngữ đó còn đúng trong cuộc sống hiện đại
2. “Không thầy đố mày làm nên” tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có thể được dịch ra thành những câu như:
- “No one can accomplish great things without teachers”
- “Nothing can succeed without the help of the teacher”
- “No guide, no realization”
- “I dare you achieve successes without teacher”…
3. Những thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa tương tự “Không thầy đố mày làm nên”
Ngoài “Không thầy đố mày làm nên”, kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam còn có không ít những câu tục ngữ, thành ngữ nói về tình thầy trò, về công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy cô giáo. Chẳng hạn như:
- “Tôn sư trọng đạo”
- “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
- “Trọng thầy mới được làm thầy”
- “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
- “Con ơi ghi nhớ lời này Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”
- “Cơm cha áo mẹ chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh”
- “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.
- “Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng”
- “Mười năm rèn luyện sách đèn Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy”
- “Thời gian dẫu bạc mái đầu Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy”.
Xem thêm: ‘Chim khôn kêu tiếng rảnh rang’, câu ca dao dạy con người cách ứng xử khéo léo bằng lời nói
4. Những câu nói hay về tình thầy trò
Tục ngữ không thầy đố mày làm nên ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về tôn sự trọng đạo và lòng biết ơn về đối với những người đã cho ta “con chữ”. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều câu nói hay về tình cảm thầy trò mà chúng ta có thể tìm đọc để cảm nhận rõ hơn công lao cũng như vai trò của những người thầy, người cô trong việc ươm mầm tri thức, định hướng cho chúng ta trên con đường lập thân lập nghiệp và hoàn thiện bản thân.
- “Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tiềm ẩn trong họ”. Galileo
- “Chúng ta không thể dạy bảo nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Usinxki
- “Dạy tức là học hai lần”. G. Guibe
- “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Comenxki
- “Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo”. Pestalogi
- “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”. Carl Jung
- “ Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi”. Ngạn ngữ Trung Quốc
- “Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc”. Ngạn ngữ Ba Tư
- “Người cha chính là người thầy đầu tiên của đứa trẻ”. T. Thore
- “Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. William A. Warrd
Xem thêm: Tục ngữ ‘bán anh em xa mua láng giềng gần’ có nghĩa gì? Những câu nói hay về tình làng nghĩa xóm
Trên đây là những giải nghĩa về câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”, cũng như một số câu nói, thành ngữ hay về tình thầy trò mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn trẻ hiện nay. Cũng mong rằng bài viết này sẽ tiếp thêm động lực cho các bậc thầy cô trên con đường trồng người.
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp