Giấm ăn là sản phẩm phổ biến được người dân ưa chuộng sử dụng trong nấu ăn bởi nó giúp gia tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Nhưng hiện nay chưa chắc mọi người nhận biết được loại giấm tự nhiên và giấm có pha acid. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc giải đáp về vấn đề này.
1. Giấm ăn là gì? – Giấm ăn tồn tại dưới dạng chất lỏng, là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên của thực phẩm như chuối, táo,… Giấm có vị chua đặc trưng là nhờ vào thành phần acid acetic được hình thành từ sự lên men của rượu etylic chiếm đến 2-5%. Loại axit axetic được dùng để sản xuất giấm phải là loại tự nhiên, chứ không phải là axit axetic công nghiệp. – Công thức hóa học của thành phần chính giấm ăn là CH3COOH.
Bạn đang xem: Giấm ăn là gì? Phân biệt giấm lên men tự nhiên và giấm pha acid
– Giấm lên men tự nhiên có nguyên liệu chính là thực phẩm, đường, thông qua việc ủ vi sinh vật lên men. Những loại giấm này có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao có axit axetic, đường, axit hữu cơ, vitamin, muối vô cơ,.,, tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. – Giấm pha axit thì người ta chế biến chủ yếu bằng cách lấy axit axetic pha trong nước, không có thêm bất kỳ thành phần dinh dưỡng khác. Khi sử dụng loại giấm này sẽ không có lợi cho cơ thể.
Xem thêm : Bà bầu ăn hành tây được không? Hành tây có an toàn cho mẹ bầu không?
2. Những công dụng chính của giấm lên men tự nhiên Không những làm tăng hương vị cho món ăn, giấm ăn còn được sử dụng với những mục đích sau: – Hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
– Có tính chất kháng khuẩn, được dùng để để khử trùng vật dụng. – Đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ bệnh tật. – Theo nghiên cứu, giấm gạo có chứa các axit amin thiết yếu giúp trung hòa các gốc tự do, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn kiểm soát nồng độ cholesterol, ngăn ngừa tích tụ cholesterol tích tụ trên thành mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. – Theo kinh nghiệm dân gian, phun giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc, vài ngày sau chúng sẽ tự héo rũ và chết. – Ngăn ngừa kiến và côn trùng bò vào các đồ dùng, vật dụng. – Tẩy rửa những vật dụng bị hoen gỉ, cáu bẩn bằng cách ngâm những đồ dùng bằng kim loại trong dung dịch giấm nguyên chất. – Mẹo nhỏ giúp tẩy vết bẩn quần áo: Cho giấm vào chỗ vết bẩn, để một lúc rồi vò nhẹ trước khi giặt, vết bẩn sẽ dễ dàng bị loại bỏ khi giặt. – Cho thêm một ít giấm và đường vào trong nước cắm hoa sẽ giữ hoa tươi lâu hơn. – Khử mùi hôi của các cống rãnh do tồn đọng của thức ăn bám lại.3. Một số lưu ý khi sử dụng giấm – Giấm ăn được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn, tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng, dưới đây là một số đối tượng hạn chế ăn giấm: + Người bệnh đang dùng một số loại thuốc như Sulfathiazole, thuốc có tính kiềm hoặc thuốc giãn cơ dạ dày… + Người mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm mật.
+ Người có tổn thương đến xương khớp. – Vì có chứa một lượng acid nhất định, do đó cũng không nên sử dụng quá thường xuyên. – Dùng quá nhiều có thể gây hại cho men răng, nhất là loại giấm trắng. – Không cho giấm nguyên chất trực tiếp lên da vì có thể bị tổn thương.
4. Phân biệt giấm lên men tự nhiên và giấm pha bằng acid Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện nay trên thị trường đang trôi nổi những loại giấm ăn dùng acid axetic pha trực tiếp với nước lã. Điều này tiềm ẩn những rủi ro đối với sức khỏe. Vậy làm thế nào để phân biệt giấm ăn thông thường và giấm pha bằng acid?
Theo chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh của Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm – ĐHBK Hà Nội chia sẻ: “Chúng ta có thể phân biệt được giấm pha axit công nghiệp với giấm lên men tự nhiên thông qua màu sắc, hương vị và cả những đặc điểm khi chế biến”. – Về màu sắc, cảm quan: + Giấm pha từ axit công nghiệp: Màu trong suốt dù bảo quản trong 1-2 năm, không có cặn bẩn, sau khi lắc bọt tan nhanh. Để đánh lừa thị giác của người tiêu dùng, nhà sản xuất còn cho thêm chất phụ gia để nó có màu hơi vàng. + Giấm lên men tự nhiên: Có xuất hiện các mảng kết tủa do xác giấm bị lão hóa. Khi lắc, bọt tan chậm. – Về hương vị: + Giấm pha từ axit: Mùi hương chủ yếu được tạo từ mùi của hương liệu, do đó, mùi hương không bền, nhanh phai,, vị chua gắt, hắc hoặc mùi ester. Có vị chát tiêu biểu mà không gặp thấy bất kỳ loại giấm lên men nào. + Giấm lên men tự nhiên: Có mùi thơm đặc trưng của giấm gạo hoặc giấm trái cây. Vị chua nhẹ dịu, vị thoang thoảng không bay lên ngay. – Về đặc điểm chế biến: Giấm pha bằng axit khó đạt hài hòa về độ chua – ngọt khi chế biến. Mặc dù, chưa có nghiên cứu chứng minh về tác hại của giấm pha acid acetic nhưng khi các chất vô cơ này vào trong cơ thể sẽ thẩm thấu rất nhanh. Do đó, nên hạn chế và tránh sử dụng các loại giấm này. Mong rằng bài viết trên giúp bạn đọc phân biệt được giấm ăn lên men tự nhiên và giấm pha acid để có lựa chọn đúng đắn khi mua sắm.Nguồn: labvietchem
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp