Hàng thế kỷ nay, giấm luôn là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình, nó có rất nhiều tác dụng như khử mùi hôi thịt cá, làm nước chấm… Vậy giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ bao nhiêu? Cùng FPT Shop định nghĩa loại thực phẩm này trong bài viết dưới đây nhé.
Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ bao nhiêu?
Giấm ăn là một loại chất lỏng, được tạo ra từ quá trình các thực phẩm lên men, thành phần chủ yếu của giấm chính là dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ khoảng từ 2% đến 5%. Vậy là giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% đến 5%.
Bạn đang xem: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ bao nhiêu? Điểm danh các loại giấm thông dụng
Giấm ăn được ra đời từ khoảng 5000 năm trước công nguyên. Khoảng 500 trước công nguyên thì Hippocrates cha đẻ của ngành y học hiện đại đã sử dụng loại giấm táo phối hợp với mật ong để điều trị bệnh ho và cảm lạnh.
Các loại giấm ăn phổ biến hiện nay
Cùng tìm hiểu một số loại giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 phần trăm đến 5 phần trăm ngay dưới đây mà bạn có thể mua về sử dụng:
Giấm trắng
Đặc điểm: Được lên men từ các loại củ quả quen thuộc như củ cải đường, khoai tây, mật ong đường hoặc váng sữa. Hiện nay, khi khoa học hiện đại, loại giấm này được lên men từ rượu ngũ cốc kết hợp thêm các thành phần dinh dưỡng khác, có thể kể đến như phốt phát hoặc men.
Giấm trắng là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 4% đến 7% và nước từ 93% đến 96%. Một số loại giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 20% chuyên dùng cho mục đích công nghiệp như tẩy rửa, làm sạch đồ. Loại thực phẩm này có màu trắng, mùi hương chua nhẹ hoặc chua gắt cực mạnh tùy loại.
Công dụng giấm trắng trong nấu ăn: Loại giấm này có thể kết hợp dùng pha nước chấm, giảm bớt độ mặn cho món ăn cùng với đường. Dùng để ướp thịt để giúp thịt mềm hơn khi chế biến. Khử mùi tanh của cá bằng cách ngâm cá vào dung dịch giấm, cũng như kéo dài thời gian bảo quản cá, giúp cá không bị ươn. Giấm còn như một loại gia vị sử dụng trong các công thức nấu ăn hàng ngày.
Giấm táo
Xem thêm : Nhịn ăn một tuần giảm được bao nhiêu cân?
Đặc điểm: Giấm táo là loại giấm được tạo ra từ quả táo tây tươi lên men, trên thị trường có hai loại giấm táo phổ biến là: giám táo dạng nước (không bảo quản được lâu, dùng thời gian ngắn); giấm tạo dạng bột (bảo quản được lâu).
Hai loại giấm táo này có nồng độ dung dịch axit axetic từ 4 đến 8 phần trăm, có màu vàng nhạt, vị chua nhẹ thanh, thơm mùi táo.
Công dụng giấm táo trong nấu ăn: Được sử dụng nhiều trong quy trình làm bánh, để bánh có mùi thơm và giòn xốp hơn. Ướp thịt nướng giúp thịt thơm và đậm đà hơn. Ngoài ra, giấm táo còn giúp luộc trứng nhanh chín, không nứt vỏ, rửa trái cây để tẩy khử hóa chất, khử mùi lò nướng và là nguyên liệu làm bánh kẹo để tạo hương thơm.
Giấm gạo
Đặc điểm: Được làm từ gạo, giấm gạo là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% đến 5%, chua dịu, không gắt. Loại giấm này có màu trong suốt hoặc vàng nhạt, đôi khi có màu đen hoặc đỏ tùy vào loại gạo làm giấm.
Giấm gạo đen có màu đen sẫm, vị đậm như mùi khói, được làm từ gạo nếp đen hoặc làm từ cao lương và hạt kê. Giấm gạo đỏ được làm từ gạo đỏ và lên men bằng cách nuôi cấy Monascus purpureus nên có vị và mùi rất đặc trưng.
Công dụng giấm gạo trong nấu ăn: Loại giấm này có thể ngâm rau củ quả, sử dụng pha nước chấm chua ngọt, dùng làm nộm, gỏi. Giấm gạo còn giúp bảo quản thịt lâu hơn khi phun dung dịch giấm lên thịt trước khi cất vào tủ lạnh. Giấm gạo đỏ thường dùng để nấu súp, các món hầm, nấu mì vì nó có vị ngọt và hơi chát.
Giấm rượu
Đặc điểm: Được lên men từ rượu như rượu sâm banh, rượu vang đỏ, rượu cherry và một số loại rượu khác… Rượu càng ngon thì giấm càng thơm. Màu sắc và hương vị của loại này tùy thuộc loại rượu đầu vào nên cũng khác nhau. Vị chua ngọt dịu và nồng độ axit thấp khoảng 2% đến 5%.
Giấm rượu có công dụng trong nấu ăn như: Khử được mùi tanh của thực phẩm, giúp cân bằng vị mặn của món ăn, thêm vào món ăn tạo hương vị thơm ngon, dùng cho các loại sốt như sốt mayonnaise, sốt bơ…
Giấm Balsamic
Đặc điểm: Giấm được mệnh danh là giấm hoàng gia, vì nó được lên men từ rượu nho và ủ trong thùng gỗ khoảng 50 năm mới đem ra sử dụng. Hương vị chua ngọt của giấm khá đặc biệt, rất thơm và có màu đen đặc. Giấm ăn Balsamic là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% – 5%.
Giấm Balsamic có công dụng trong nấu ăn như: Làm nước sốt cho các món salad, dùng trong các món khai vị. Dùng ướp các loại thịt nướng, sườn nướng làm tăng hương vị thơm ngon. Dùng để thêm vào nước luộc rau, giúp rau củ xanh hơn, tươi ngon hơn.
Tạm kết
Trên đây là những giải đáp mà FPT Shop trả lời cho câu hỏi: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ bao nhiêu phần trăm, cũng như điểm tên các loại giấm ăn thông dụng hiện có trên thị trường. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn loại giấm nào để sử dụng trong căn bếp nhà mình.
Xem thêm:
- Mắm nêm là gì? Bí quyết làm mắm nêm chuẩn vị miền Trung, thơm ngon khó cưỡng
- Mojito là gì? 5 loại mojito ngon bá cháy bạn nên thử ngay để đánh tan cái nóng mùa hè
Nếu bạn đang tìm kiếm những món đồ gia dụng cho gia đình, có thể đến ngay FPT Shop. Tại FPT Shop có rất nhiều sản phẩm gia dụng với đa dạng kiểu dáng cùng chất lượng và giá bán cạnh tranh nhất dành cho bạn.
Tham khảo vài mẫu máy xay sinh tố ngay dưới đây:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp