1. Giám sát xây dựng là gì?
Giám sát xây dựng là hoạt động giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Người thực hiện hoạt động giám sát xây dựng phải được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng phù hợp với từng hạng theo quy định của pháp luật.
- Vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông đối các nước trong khu vực
- Uống hạt chia mỗi ngày có tốt không? Điểm danh các tác dụng của hạt chia ai cũng ngỡ ngàng
- Để sợi hủ tiếu xào không bị nát dính, tuyệt đối không cho ngay vào chảo
- Biển số xe đuôi 74 có ý nghĩa gì? Hợp mệnh nào?
- ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN
Giám sát xây dựng là nghĩa vụ bắt buộc đối với hầu hết các công trình xây dựng, còn đối với nhà ở riêng lẻ thì không, tuy nhiên, nhà nước vẫn khuyến khích giám sát xây dựng đối với công trình này.
Bạn đang xem: Giám sát xây dựng là gì? Giám sát thi công công trình xây dựng?
Để đảm bảo hoạt động giám sát xây dựng có đạt được hiệu quả, pháp luật đặt ra các yêu cầu đối với giám sát xây dựng, chẳng hạn: đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng; Trung thực, khách quan, không vụ lợi. (Khoản 2, Điều 120 Luật Xây dựng).
Giám sát xây dựng tiếng Anh là: Construction supervision
2. Giám sát thi công công trình xây dựng:
Giám sát thi công công trình xây dựng được thực hiện bởi bởi chủ đầu tư (nếu đủ điều kiện năng lực) hoặc tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực (được chủ đầu tư thuê). Dù chủ thể nào thực hiện giám sát thì việc tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung giám sát là điều đương nhiên, tuy nhiên, giám sát thi công của chủ đầu tư có thể sẽ rộng hơn, chủ đầu tư hoàn toàn có thể thuê tổ chức giám sát một trong các nội dung luật định mà không bắt buộc phải thuê trọn gói.
3. Nội dung giám sát thi công công trình xây dựng:
Nội dung thực hiện giám sát thi công công trình xây dựng được quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể:
– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
Đây là nhiệm vụ quan trọng, chứng minh sự lựa chọn của nhà đầu tư đối với nhà thầu là đúng đắn, đồng thời có những đóng góp ý kiến phù hợp để giúp nhà thầu kịp thời khắc phúc và bổ sung các yếu tố quan trọng, đặc biệt là nhân lực và thiết bị thi công. Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu giữa giấy tờ và thực tế để thấy được các yêu cầu một cách rõ ràng và chính xác nhất.
– Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;
Cũng tương tự như nhiệm vụ trước đó, ở đây, giám sát cũng phải đảm bảo được sự tương thích giữa thực tế và “văn bản” đã được phê duyệt. Nội dung giám sát ở đây còn quyết định đến tính an toàn lao động trong tương lai, vì vậy, quá trình kiểm tra, giám sát và đi đến chấp thuận kế hoạch tổng hợp an toàn phải thật sự kỹ lưỡng và đúng quy trình, nhanh chóng phát hiện và đề xuất kịp thời sửa chữa.
– Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;
Xem thêm : Những cách làm trắng móng tay hiệu quả
Khoản 3, Điều 13 quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công trong việc trình các nội dung tới chủ đầu tư. Giám sát công trình là chủ thể “nghiêng về” phía chủ đầu tư do vậy, việc xem xét, chấp nhận, yêu cầu chính sửa là điều hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu. Các nội dung đó có thể là: Tiến độ thi công xây dựng công trình; Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;….
– Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP thì: Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP thì: Cấu kiện xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.
Sản phẩm xây dựng là kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng và thiết bị lặp đặt công trình là những thiết bị được sử dụng bên cạnh các vật liệu, chủ yếu là thiết bị công nghệ.
Việc kiểm tra và chấp thuận của chủ thể giám sát là điều cần thiết đảm bảo chất lượng, số lượng phục vụ cho quá trình thi công công trình, tránh tình trạng khai khống hoặc sử dụng bừa bãi.
– Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;
Đây là nội dung quan trọng để đảm bảo sự ra đời của sản phẩm xây dựng, tránh tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư, gây lãng phí nguyên liệu, nhân công và các yếu tố môi trường khác.
– Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;
An toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quá trình thi công công trình, vì vậy, người giam sát phải thực sự chú ý, quan tâm đặc biệt tới việc thực hiện quy định về quản lý an toàn, đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động và các cá nhân khác trong xã hội.
– Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
Xem thêm : Đạp đinh không chích ngừa có sao không? Cách sơ cứu vết thương do đạp đinh
Đây là nội dung hợp lý gắn với vai trò của người giám sát, họ là người kệ cận, thực hiện giám sát chặt chẽ với nhà thầu, việc đề nghị thường được chấp nhận vì họ là người có chuyên môn và đã trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá trước đó.
– Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
Đây là nội dung phát sinh khá đặc biệt, chỉ trong một số trường hợp nêu trên thì mới được yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công, bởi việc tạm dừng có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về tiến độ xây dựng công trình.
– Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;
Nội dung này tương tự với nội dung được ghi nhận ở trên, việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện cẩn thận, tỷ mỉ, hạn chế sai sót để đảm bảo các vật liệu, cấu kiện,…được sử dụng phải là hàng chất lượng và có khả năng được sử dụng hiệu quả.
– Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);
Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nhất định theo quy định tại Điều 5, vì vậy nhiệm vụ này không phải là nhiệm vụ bắt buộc và việc thực hiện nó cũng không mang tính chất thường xuyên.
– Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
Đây là nội dung công việc được diễn ra trong những giai đoạn cuối cùng của dự án, công trình xây dựng, là kết quả được gửi cho chủ đầu tư để thẩm định và đánh giá lại để hoàn thiện và chấm dứt hợp đồn xây dựng.
– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. Đây là quy định mở nhằm giúp cho các bên có quyền thực hiện đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn các nội dung về giám sát thi công.
THAM KHẢO THÊM:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp