Hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không?
Giao hàng trước xuất hóa đơn sau là hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm và sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm theo Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
- Bà bầu ăn mít sấy được không?
- Công thức tính phần trăm (%) chuẩn xác trong mọi lĩnh vực
- 10+ Sữa dành cho người tiểu đường nhất hiện nay 2024, bác sĩ khuyên dùng
- Cây đại phú gia có độc không? Ý nghĩa khi trồng cây đại phú gia trong nhà
- Tạm biệt vĩnh viễn da mụn với 10 cách trị mụn bằng mật ong cực hiệu quả
Đối với hoạt động bán hàng hóa (gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia), thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa (theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
Bạn đang xem: Hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không?
Trường hợp giao hàng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa được giao tương ứng.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, đây cũng là thời điểm xác định thuế GTGT.
Do vậy, việc giao hàng trước xuất hóa đơn sau sẽ bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm tùy mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP như sau:
Stt
Hành vi
Mức phạt
Căn cứ
1
Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ
Cảnh cáo
điểm a khoản 1 Điều 24
2
Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế
Xem thêm : TOP 10 cầu thủ việt nam giàu nhất hiện nay 2021 [SPORT]
03 – 05 triệu đồng
khoản 3 Điều 24
3
Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)
04 – 08 triệu đồng
điểm a khoản 4 Điều 24
Như vậy, hàng về trước hóa đơn về sau là hành vi xuất hóa đơn sai thời điểm và sẽ bị xử phạt, do đó, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định về thời điểm xuất hóa đơn.
Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau
Thực tế, không phải lúc nào hàng và hóa đơn cũng cùng về, doanh nghiệp có thể gặp các tình huống như hóa đơn về trước hàng về sau, hàng về trước hóa đơn về sau, hàng bán thẳng không qua kho…
Trong đó, trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau là phổ biến hơn cả. Để chứng minh giao dịch diễn ra thật và đúng thực tế, kế toán cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Hợp đồng/Thỏa thuận với các bên, các phiếu nhập, xuất kho, chứng từ chuyển tiền…
– Trong Hợp đồng phải ghi rõ: Thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hóa đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất hóa đơn GTGT).
Và đương nhiên, cần phải đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê, tạo phiếu nhập kho.
Theo đó, cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau thực hiện như sau:
– Căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế:
Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập x Giá tạm tính
Xem thêm : Phân biệt điểm khác nhau giữa Retinol và Tretinoin
Có 111 (112,331…): Số lượng nhập x Giá tạm tính
– Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:
a) Giá mua = Giá tạm tính:
Nợ TK133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.
Có Tk 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
b) Giá mua > Giá tạm tính
- Phản ánh thuế
Nợ TK133:
Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
- Điều chỉnh tăng
Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính)
Có TK 111,112,331: Số lượng mua x (Giá mua – Giá tạm tính)
c) Giá mua
- Phản ánh thuế:
Nợ TK 133:
Có TK 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất
- Điều chỉnh giảm:
Nợ TK 111,112,331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)
Có TK 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)
Trên đây là giải đáp về vấn đề hàng về trước hóa đơn về sau có bị phạt không, nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp