Thuyết trình về Kim Tự Tháp Ai Cập

Ngày nay,qua phim ảnh, báo chí và những câu chuyện kể có cánh,ắt hẳn mọi người trong chúng ta từ trẻ nhỏ đến người lớn ai cũng từng được biết đến biểu tượng của Ai Cập là Kim Tự Tháp nằm dọc theo dòng sông Nile hiền hòa. Hay qua những bộ phim kinh điển về cuộc phiêu lưu đầy kì thú khi khám phá lăng mộ của các Pharaoh bên trong Kim Tự Tháp với những bộ xác ước được quấn đầy dây xung quanh đã khiến cho mọi người,ai ai cũng biết đến đất nước Ai Cập đầy nét vĩ đại này.

Vì sao công trình kiến trúc Kim Tự Tháp lại được mọi người ngưỡng mộ ,tự hào. Bởi nó là một trong bảy kỳ quan của thế giới và cũng là công trình bí ẩn nhất mà con người từng tạo ra, vì thế Kim Tự Tháp Ai Cập chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn đối với những nhà nghiên cứu, thám hiểm. Do đó, khi bắt tay vào nghiên cứu kiến trúc vĩ đại này đã làm cho tất cả các nhà khoa học trên thế giới nể phục.

ktt-7

Kim Tự Tháp là gì?

là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập với mục đích nhằm giúp nhà vua thăng thiên, hình dáng thường được giải thích như một đoạn đường dốc hướng lên bầu trời. Kim tự tháp cũng liên kết với các gò đất nguyên thủy hình thành do sự xáo trộn các khối nước vào thời điểm xây dựng. Ngoài ra, hình dáng kim tự tháp có thể là biểu tượng mặt trời, tượng trưng cho các tia nắng mặt trời chiếu chếch ở dạng rắn nổi lên, đôi khi nhìn thấy tia nắng chiếu xuyên qua mây. Dù sự giải thích hình dáng như thế nào, điều rõ ràng là người Ai Cập đã cố gắng xây dựng công trình cao nhất có thể, một khối lượng lớn gồm công trình bằng đá xây dựng theo hình kim tự tháp có lẽ là phương pháp thành công nhất để đạt đến ước vọng này.

Tuy nhiên, nhiều người tưởng chỉ Ai Cập mới có kim tự tháp, thực ra có rất nhiều công trình tương tự trên khắp thế giới. Trên thực tế, kim tự tháp lớn nhất thế giới nằm ở Mexico chứ không phải Ai Cập ,tuy nhiên không có bất cứ Kim Tự Tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.

Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?

Kim tự tháp, những kiến trúc bí ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng là những công trình khổng lồ thậm chí có khả năng thách thức trình độ kỹ thuật hiện đại ngày nay. Những khối đá lớn có trọng lượng vài tấn đã tạo nên những công trình phi thường, gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, kỹ sư và nhà khảo cổ.

kim-tu-thap-5

Ở châu Á, chúng ta có thể tìm thấy hơn 250 kim tự tháp ở tỉnh Thiểm Tây nằm ở vùng trung tâm Trung Quốc. Chúng ta có thể tìm thấy hơn 150 kim tự tháp ở Ai Cập, và nếu bạn đi đến đảo Mauritius, quần đảo Carany, bắc Sudan, bạn cũng sẽ thấy loại kiến trúc hình chóp tứ diện này. Trong khi đó, tại Peru người ta phát hiện ra khoảng 300 kim tự tháp, rồi một vài kim tự tháp ở Bolivia; tức là trên tổng thể chúng ta có thể tìm thấy hơn 10.000 kim tự tháp chỉ tính riêng trong lục địa châu Mỹ.

Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, động lực nào đã khiến các nền văn minh cổ đại xây dựng những cấu trúc đáng kinh ngạc này từ Trung Mỹ, châu Phi cho đến châu Á? Và làm thế nào chúng lại rất tương đồng về cấu trúc và kích cỡ, nếu những nền văn minh này không thể giao tiếp với nhau vào thời điểm đó? Vậy chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Những nền văn minh đã trải dài trên khắp hành tinh chúng ta, vậy kiến thức toán học và kỹ thuật đến từ đâu? Bởi vì để xây dựng những công trình như vậy đòi hỏi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học, địa lý, toán học, cơ khí, địa chất…Một trong những câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia trong lĩnh vực này là: nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy?

Có lẽ một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất trên thế giới nằm ở Ai Cập. Tọa lạc ngay bên ngoài thành phố Cairo là Đại kim tự tháp Giza, có niên đại, 4.500 năm tuổi, và đây là công trình nhân tạo cao nhất và ấn tượng nhất trên Trái Đất, nhưng cách thức và lý do xây dựng kim tự tháp này vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay. Chúng ta đã biết rằng những người nhân công đã khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá granit từ cách nơi xây dựng hơn 800 km.

Đây là một công trình đáng kinh ngạc và điều làm các nhà khảo cổ và kỹ sư cảm thấy hứng thú nhất chính là quy mô của dự án này: Tại sao cần sử dụng đến 2,5 triệu khối đá với tổng khối lượng lên đến hơn 6 triệu tấn?

Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pharaoh Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm… để giúp bảo quản xác của các Pharaon một cách tốt và hoàn hảo nhất, nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi. Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi – một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi bởi đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này.

Nó được xây dựng như thế nào?

Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.

kim-tu-thap-6

Từ cổ chí kim, đã có rất nhiều người hiếu kỳ, muốn tìm hiểu cho thấu kỹ thuật xây dựng Kim Tự Tháp vốn còn nhiều bí ẩn của người Ai Cập cổ đại. Theo trang tin Phượng Hoàng (Trung Quốc), hiện đã có chuyên gia nhận định, bên trong Kim Tự Tháp vẫn còn lưu lại đường dẫn nước để xây dựng nó.

Tuy nhiên, có một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, Chris Massey đã nhìn thấy điểm hạn chế trong giả thuyết truyền thống. Ông tin rằng các kiến trúc sư vĩ đại của Ai Cập chắc chắn có cách làm hợp lý hơn những gì chúng ta vẫn tưởng tượng

Trên cơ sở này, vị chuyên gia đoán rằng, trong quá trình xây dựng Kim Từ Tháp, ngoài một lực lượng lớn nhân công, ở giữa khu vực xây dựng và sông cái, người ta đã tạo ra một con kênh đào, dựa vào lực đẩy của nước để vận chuyển khoảng 2,3 triệu viên đá lớn.Trên thực tế, những viên đá lớn được đem về từ những công trường khai thác đá cách địa điểm xây dựng Kim Tự Thấp rất xa.

Công nhân khi đó đã lợi dụng nguyên liệu nguyên thủy nhất, đó chính là da dê và dây thừng làm thành phao để đưa những tảng đá lớn từ kênh đào chảy vào Kim Tự Tháp . Chỉ cần bơm đầy không khí vào các bộ da dê, người Ai Cập cổ đại đã có một thứ công cụ nổi trên mặt nước. Loại phao đơn giản này chính là vật dụng quan trọng giúp họ vận chuyển nguyên liệu xây dựng Kim Tự Tháp. Trong khi đó, nguyên liệu dùng để làm nên những sợi dây thừng cố định phao được lấy từ những cây cói, mọc dọc hai bờ sông Nile. Các phu đá đã lợi dụng dòng nước để gia công những tảng đá lớn, khiến kích thước các tảng đá trở nên đều nhau. Sau khi gia công xong, họ tiếp tục lợi dụng lực đẩy của nước và kênh đào để đưa đá về Kim Tự Tháp.

Khi đã vận chuyển vào bên trong Kim Tự Tháp, người Ai Cập cổ đại thông minh tiếp tục chọn cách dùng nước để vận chuyển những khối đá lớn lên trên. Điều này rất khoa học. Họ đã làm rất nhiều van nước, lợi dụng lực đẩy của nước để đẩy đá lên. Chỉ cần lượng nước dồi dào là có thể tiết kiệm được sức người, bởi khí áp lớn sẽ tự động đẩy các khối đá lên trên.

Cách này giống như thiết bị cẩu ô tô hiện nay, có thể trực tiếp đưa đá lên đúng độ cao và vị trí mà khu vực thi công yêu cầu. Chỉ cần có lực đẩy là có thể nâng đỡ và vận chuyển các vật thể, lợi dụng lực đẩy để đưa vật thể lên trên.

ai-cap

Ở 4 mặt của Kim Tự Tháp đều có các đường dẫn nước riêng, được dùng để vận chuyển các khối đá lớn Công nhân chỉ cần tính toán vị trí thi công và lấy đá ra từ các phao tự chế. Cách này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức của các phu đá .

Tất nhiên, các đường dẫn nước phải được hình thành theo Kim Tự Tháp càng xây càng cao. Tuy nhiên, tất cả đều được xây dựng theo chiều hướng lên trên, với một góc cố định 53 độ. Góc này nhiều khả năng đã được tính toán kỹ, bởi như vậy có thể đảm bảo đường dẫn nước trong trường hợp không quá dốc, có thể tiếp tục vận chuyển đá. Một căn cứ nữa cho thấy dự đoán trên chính xác, đó là 4 mặt của Kim Tự Tháp cũng được xây dựng theo góc trên. Do đó các chuyên gia dự đoán, người Ai Cập cổ đại có thể đã lợi dụng thước đo thủy chuẩn 53 độ để đảm bảo góc mài của đá trong quá trình xây dựng.

Đến khi Kim Tự Tháp hoàn thành, chỉ cần mở các hết các van, nước sẽ thoát hết ra ngoài . Thêm nữa, nhiều chuyên gia cũng phát hiện, trên những khối đá lớn hình thành nên Kim Tự Tháp có một số vật chất trên sông. Điều này càng chứng minh lý luận lợi dụng lực đẩy của nước để vận chuyển đá là có cơ sở Sự thuyết phục được tăng lên khi vài năm trước, có học giả đã phát hiện di tích của các đường dẫn nước bên trong Kim Tự Tháp.

Những câu hỏi này được giải đáp tỉ mỉ và chi tiết trong cuốn sách của Chris Massey, mang tên “The Pyramids Of Egypt – How Were They Really Built?” (tạm dịch: “Những kim tự tháp của Ai Cập – Chúng thật sự được xây dựng như thế nào?”). Cuốn sách được đánh giá là đã “viết lại” lý thuyết về các kim tự tháp Ai Cập và giải đáp nhiều ẩn đố trong lịch sử . Tuy nhiên , chúng ta không có con tàu thời gian để quay trở lại quá khứ và kiểm chứng xem những gì Chris Massey tin tưởng có là sự thật hay không. Vì vậy, hãy coi đây chỉ là một phán đoán để chúng ta cùng suy ngẫm.