Chỉ tiêu “Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người” và chỉ tiêu “Thu nhập bình quân đầu người” là hai chỉ tiêu thường được các tổ chức, cá nhân, nhất là các nhà quản lý, hoạch định chính sách sử dụng. Tuy nhiên trong thực tế đã có một số lời phát biểu, bài viết thậm chí trong báo cáo của một số cơ quan, đơn vị đã có sự nhầm lẫn cho rằng hai chỉ tiêu này là đồng nghĩa.
Do chỉ tiêu “GRDP bình quân đầu người” và chỉ tiêu “Thu nhập bình quân đầu người” của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết chung là tỉnh) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) đều được tính bằng cách lấy “GRDP của tỉnh” hoặc ”Quĩ thu nhập của toàn bộ lao động, hộ gia đình trong tỉnh (sau đây viết gọn là Quỹ thu nhập)” chia cho (:) “Dân số trung bình” năm cần nghiên cứu của tỉnh. Vì vậy để phân biệt rõ hai chỉ tiêu nêu trên cần phải hiểu đúng khái niệm, phạm vi tính, phương pháp tính từng chỉ tiêu.
1. Khái niệm, phạm vi, phương pháp tính GRDP
Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếng Anh viết là Gross regional domestic product (viết tắt là GRDP), đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động cuối cùng (mới sáng tạo) trong năm nghiên cứu của tất cả các đơn vị thường trú (bao gồm các đơn vị có hoạt động kinh tế: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, chính trị – xã hội – nghề nghiệp, đơn vị an ninh, quốc phòng, cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp,v.v…) có trụ sở chính hoặc cơ sở hoạt động, sản xuất kinh doanh chính nằm trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh.
Theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, hiện nay có 3 phương pháp tính GRDP và về lý thuyết các phương pháp này đều cùng cho ra một kết quả, đó là:
– Nếu áp dụng phương pháp sản xuất, GRDP tính theo công thức (1) dưới đây:
GRDP = Tổng giá trị sản xuất (GO) – Tổng Chi phí trung gian (IC).
Hay: GRDP = GO – IC (1)
– Nếu áp dụng phương pháp thu nhập, GRDP được tính theo công thức (2) dưới đây:
GRDP = Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của người lao động trong tỉnh (TNKT) + Thuế sản xuất kinh doanh (THUE) + Khấu hao TSCĐ dùng cho SXKD (KH) + Lợi nhuận SXKD (LN).
Hay: GRDP = TNKT + THUE + KH + LN. (2)
Trong đó:
Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế hợp pháp (bao gồm: SXKD và cả sản xuất mang tính tự sản, tự tiêu) của các lao động trong tỉnh (ký hiệu là: TNKT) bao gồm: Tổng cộng toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật của lao động thu được trong thời kỳ (năm) nghiên cứu, như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và đóng công đoàn phí do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng góp cho người lao động, tiền do BHXH chi trả nghỉ ốm đau, thai sản, … cho người lao động (ký hiệu là: LUONG); thu nhập hỗn hợp (ký hiệu là: TNHH) bao gồm tiền và giá trị hiện vật thu từ SXKD của các hộ dân cư, các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh sau khi lấy tổng thu từ SXKD trừ đi tổng chi phí SXKD (gồm chi nguyên nhiên vật liệu; chi dịch vụ thuê ngoài; thuế, phí phải nộp,…) tương ứng với phạm vi thu từ SXKD của các đơn vị đó trong năm.
Như vậy: TNKT = LUONG + TNHH (3)
– Nếu áp dụng phương pháp sử dụng, GRDP được tính theo công thức (4) dưới đây:
GRDP = Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước (TDCC) + Tích lũy tài sản (TLTS) + Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (CLXNK).
Hay: GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK (4)
Để so sánh, phân biệt rõ hai chỉ tiêu thống kê “GRDP bình quân đầu người” với “Thu nhập bình quân đầu người” của một tỉnh, trong bài viết này, chúng tôi xem xét GRDP theo phương pháp thu nhập.
2. Khái niệm, phạm vi, phương pháp tính Quĩ thu nhập của tỉnh
Xem thêm : Tổng hợp những bài hát giọng nữ hay và hot nhất hiện nay
Quĩ thu nhập của tỉnh là tổng cộng toàn bộ thu nhập của tất cả lao động, hộ dân cư (sau đây viết chung là hộ) trong tỉnh. Quĩ thu nhập của tỉnh thường được hiểu theo hai phạm vi sau đây:
– Phạm vi thứ nhất, Quĩ thu nhập của tỉnh là tổng cộng thu nhập từ tất cả các hoạt động kinh tế (TNKT) của hộ trong năm nghiên cứu và được tính toán theo công thức (3) trên đây.
– Phạm vi thứ hai, Quĩ thu nhập của tỉnh bao gồm tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của hộ (TNKT) cộng (+) với các khoản thu nhập khác (ký hiệu là: TNK) không từ hoạt động kinh tế của hộ, như: thu nhập từ tiền lương hưu, tiền trợ cấp các loại, tiền bảo trợ xã hội hàng tháng, các khoản thu của hộ do các cá nhân, tổ chức khác cho, biếu, tặng, mừng, lãi tiền gửi tiết kiệm,… Ký hiệu Quĩ thu nhập theo phạm vi này là “TONGTN”, khi đó có công thức sau:
TONGTN = TNKT + TNK (5)
Như vậy, GRDP bình quân đầu người và Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau, bởi vì GRDP và Quĩ thu nhập của tỉnh là hai chỉ tiêu có khái niệm, phạm vi, nội dung, phương pháp tính toán hoàn toàn khác nhau. Sơ đồ dưới đây thể hiện rõ sự khác nhau giữa GRDP và Quĩ thu nhập của tỉnh:
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GRDP VÀ QUĨ THU NHẬP CỦA TỈNH
GRDP = KH + THUE + LN + LUONG + TNHH
(Tổng sản phẩm trong tỉnh)
Yếu tố 1
KH
(Khấu hao TSCĐ)
Yếu tố 2
THUE
(Thuế SX)
Yếu tố 3
LN
(Lợi nhuận)
Yếu tố 4
LUONG
Xem thêm : Cung Xử Nữ hợp với cung nào? Nên và không nên yêu cung nào nhất trong 12 cung hoàng đạo
(Tiền lương, tiền công,…)
Yếu tố 5
TNHH
(Thu nhập hỗn hợp)
TNKT = LUONG + TNHH
(Quĩ thu nhập từ các hoạt động kinh tế của hộ)
Yếu tố 6
TNK
(TN khác không từ HĐ KT của hộ)
TONGTN = LUONG + TNHH + TNK
(Quĩ Tổng thu nhập của hộ)
Theo sơ đồ trên:
– GRDP của tỉnh gồm 5 yếu tố cấu thành, đó là: 1) Khấu hao tài sản cố định; 2) Thuế sản xuất; 3) Lợi nhuận; 4) Tiền lương, tiền công,… và 5) Thu nhập hỗn hợp.
– Quĩ thu nhập từ kinh tế của các hộ trong tỉnh gồm 2 yếu tố cấu thành, đó là: 4) Tiền lương, tiền công,… và 5) Thu nhập hỗn hợp.
– Quĩ Tổng thu nhập của các hộ trong tỉnh gồm 3 yếu tố cấu thành, đó là: 4) Tiền lương, tiền công,…, 5) Thu nhập hỗn hợp và 6) Thu nhập khác.
Tóm lại: Chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người và chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhau, vì vậy không thể đồng nhất hai chỉ tiêu này. Chính vì vậy khi sử dụng hai chỉ tiêu này cần lưu ý sự khác biệt đó để lựa chọn đúng chỉ tiêu có ý nghĩa, nội dung, bản chất kinh tế phù hợp với mục đích, yêu cầu nghiên cứu, quản lý cụ thể. Ngay khi dùng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người cũng phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa “Thu nhập từ hoạt động kinh tế bình quân đầu người” với “Tổng thu nhập bình quân đầu người”.
Chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người thường được sử dụng để phản ánh trình độ, năng suất, hiệu quả nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, còn chỉ tiêu Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh thường được sử dụng để phản ánh mức đời sống, thu nhập bình quân của một người dân trong tỉnh./.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp