Lo lắng lộ lọt thông tin
Chia sẻ với PV Báo SGGP, anh Nguyễn Văn Phú (SN 1990, ngụ tỉnh Đắk Lắk) cho biết, cuối tháng 11-2022 anh vào TPHCM công tác và lưu trú tại một nhà nghỉ ở quận Bình Thạnh. Khi nhân viên của nhà nghỉ yêu cầu anh đưa CCCD gắn chip, anh Phú không đồng ý vì cho rằng hiện không có quy định nhà nghỉ được giữ CCCD của người lưu trú. Nhân viên nhà nghỉ giải thích rằng đây là quy định của cơ sở lưu trú, để nếu công an kiểm tra thì có thể xuất trình. Vì không muốn ảnh hưởng công việc nên anh Phú đã cho nhân viên nhà nghỉ chụp lại CCCD. Tương tự, anh Lê Văn Dũng (SN 1990, ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) hay đi công tác ở tỉnh. Những lần như vậy, anh đều bị cơ sở lưu trú giữ lại CCCD. Đến khi anh trả phòng thì chủ cơ sở lưu trú mới trả lại CCCD cho anh.
Bạn đang xem: Sao chụp, lưu giữ CMND, CCCD của người khác có đúng luật?
Người dân cũng bức xúc về việc khi tới bệnh viện để thăm khám thì bị nhân viên bệnh viện chụp lại CCCD. Chị Y. (SN 1996, ngụ quận 3, TPHCM) kể, khi đi khám bệnh ở quận 5, chị bị nhân viên bệnh viện chụp lại CCCD của chị dù chị đã nói là không có quy định nào cho phép người khác chụp CCCD… Điều này gây ra lo lắng về tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân của người dân. Bởi trên thực tế, nhiều người từng bị lộ lọt thông tin cá nhân từ CCCD và trở thành con nợ của các công ty tín dụng. Người dân cũng thắc mắc về việc công an các tỉnh, thành phố liên tục cảnh báo không đưa hình ảnh CCCD lên mạng để tránh lộ lọt thông tin cá nhân, dù Bộ Công an khẳng định là thông tin trên CCCD gắn chip hoàn toàn được bảo mật.
Đối với cảnh báo người dân không đưa hình ảnh CMND, CCCD lên mạng xã hội, đại diện Công an quận 3, TPHCM nhận định, nhiều khả năng sau khi có thông tin cá nhân, hình ảnh CMND, CCCD của người dân, các nhóm tội phạm sẽ mua bán để sử dụng vào mục đích phạm tội.
Xem thêm : Uống thuốc tăng cân Wisdom Weight có tốt không?
Cụ thể, các đối tượng có thể dùng hình ảnh CMND, CCCD hai mặt của người dân (đưa lên mạng) để đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc vay tiền trên app, đăng ký số điện thoại trả sau và có thể đăng ký mã số thuế ảo. Thậm chí, tội phạm dựa vào thông tin trên CMND, CCCD của người dân đăng tải để làm giả CMND, CCCD thực hiện hành vi phạm tội.
Cán bộ công an này cũng hướng dẫn, nếu người dân đăng tải CMND, CCCD lên mạng thì nên che hoặc làm mờ mã QR và các dữ liệu về họ tên, số căn cước, năm sinh… Điều này nhằm ngăn ngừa lộ thông tin, dẫn đến tội phạm “sao chép” thành một CMND hoặc CCCD khác để phạm tội mà chủ CMND hoặc CCCD không hay biết.
Tuyệt đối không cho giữ CMND, CCCD
Về việc cơ sở lưu trú giữ, chụp CMND hay CCCD, đại diện các cơ quan công an khẳng định, theo quy định người dân lưu trú qua đêm ở nhà nghỉ, khách sạn thì chủ, nhân viên cơ sở không có quyền giữ CMND hay CCCD của khách. Những cơ sở này chỉ được phép yêu cầu khách xuất trình CMND, CCCD để kiểm tra thông tin. Khi khách vào thuê lưu trú, chủ cơ sở hoặc nhân viên cơ sở chỉ được ghi lại các thông tin như: họ tên, số định danh cá nhân, lý do lưu trú, thời gian lưu trú… để thông báo khi cơ quan chức năng (công an xã, phường, thị trấn…) yêu cầu cung cấp. Về phía cơ quan chức năng, sau khi tiếp nhận thông tin của cơ sở lưu trú sẽ chuyển thông tin khách về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lưu trữ, bảo mật.
Xem thêm : Tin tức
Dù vậy, hiện nay nhiều cơ sở lưu trú qua đêm vẫn giữ lại CMND, CCCD của khách khi làm thủ tục giao phòng. Cán bộ này lý giải, việc các cơ sở lưu trú giữ lại CMND, CCCD của khách là không đúng theo quy định. Vì thế, để tránh nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân, khách lưu trú cần thực hiện đúng quy định, không giao CMND, CCCD cho khách sạn, nhà nghỉ giữ.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng Phòng tham mưu, Công an TPHCM, cũng cho biết, việc người dân vào khách sạn, nhà nghỉ bị nhân viên hoặc chủ cơ sở chụp lại ảnh CCCD gắn chip thì đây là thỏa thuận giữa hai bên. Một số nhân viên, chủ cơ sở lưu trú chụp lại CCCD để lấy thông tin khách đăng ký lưu trú; một số nơi giữ CCCD để phòng ngừa tình trạng khách “bùng tiền” thuê phòng hoặc làm hư hỏng đồ đạc khi lưu trú. Đây là thỏa thuận giữa khách lưu trú với phía cơ sở lưu trú, chứ cơ sở lưu trú không có quyền tạm giữ CCCD của khách.
Về lo lắng của người dân rằng sẽ bị phát tán hay chia sẻ thông tin cá nhân sau khi bị chụp CCCD, theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, nếu phát hiện hành vi trên, người dân trình báo và cơ quan công an sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Công an TPHCM khẳng định, thẻ CCCD được sản xuất theo tiêu chuẩn bảo mật cao. CCCD gắn chip hiện nay đang được ứng dụng tạo tài khoản định danh điện tử tích hợp rất nhiều thông tin của công dân, có thể thay thế nhiều loại giấy tờ và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Theo Công an TPHCM, CCCD gắn chip tích hợp đầy đủ thông tin của công dân, vì vậy người dân đi giao dịch và làm các thủ tục hành chính không cần mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ sử dụng CCCD. Dữ liệu trên CCCD gắn chip có thể truy cập ngay lập tức (thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chip) mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng. Điều này giúp việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính. Đồng thời, chip gắn trên thẻ CCCD không có chức năng định vị, theo dõi. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp