Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là

Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo

Tại Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên.(SGK trang 17 Địa lí 8).

Thông tin chung về Phật giáo

  • Xuất xứ: Ấn Độ
  • Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
  • Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
  • Chủ thuyết: Tránh làm những điều ác, Làm những điều thiện, Tu dưỡng Tâm trong sạch (kinh Pháp Cú).
  • Loại tôn giáo: Phổ biến, mở rộng, được truyền bá qua nhiều nước trên thế giới; thuộc về vô-thần, không chủ trương hữu thần, không công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số mạng con người; chủ trương về lý nhân-quả.
  • Những nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) và Đại Thừa (Mahayana).
  • Tổ chức Thống Nhất: Hội Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhist) là tổ chức thống nhất và đoàn kết tất cả Phật tử trên thế giới.

Thông tin chung về Ấn Độ giáo

  • Xuất xứ: Ấn Độ
  • Thời gian ra đời: Thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên
  • Ấn độ giáo là một trong những tôn giáo có tổ chức được biết đến lâu đời nhất. Các sách kinh của nó được viết vào khoảng năm 1400 đến 1500 trước Công Nguyên. Nó cũng là một trong những tôn giáo đa dạng và phức tạp nhất, có hàng triệu vị thần. Ấn Độ giáo có nhiều niềm tin cốt lõi và tồn tại trong nhiều giáo phái khác nhau. Ấn Độ giáo tồn tại chủ yếu ở Ấn Độ và Nepal, mặc dù nó là tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới,
  • Các bản kinh chính của Ấn Độ giáo là kinh Vệ Đà (được xem là quan trọng nhất): Upanishads, Mahabharata và Ramayana. Những quyển kinh này có chứa những bài thánh ca, những câu thần chú, triết lý, nghi lễ, những bài thơ và những câu chuyện mà người Hindus đặt niềm tin của họ vào đó