- Rượu Tỏi Trị Bệnh Gì? Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hiệu Quả Tốt Nhất
- Top 10 kem đánh răng tốt nhất thế giới được nha sĩ khuyên dùng
- Mì gói hết hạn sử dụng có ăn được không? Ăn mì hết hạn sử dụng có sao không
- Review dòng sữa rửa mặt E100 nghệ
- Những điều cần biết về cách ghi khối lượng tịnh trên bao bì sản phẩm
Có rất nhiều mối quan tâm xoay quanh chủ đề về hàng hóa như: Hàng hóa là gì? hàng hóa có những thuộc tính nào? Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa? Cùng Luật Trần và Liên Danh đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Hàng hóa có những thuộc tính nào
Hàng hóa là gì?
Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hoá, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.
Karl Marx định nghĩa hàng hoá trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thoả mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hoá cần phải có:
Tính hữu dụng đối với người dùng
Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động.
Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
Phân loại hàng hóa
Có rất nhiều tiêu thức để phân chia các loại hàng hoá như: hàng hoá thông thường, hàng hoá đặc biệt, hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình, hàng hoá tư nhân, hàng hoá công cộng…
Dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm….
Dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ, nghệ sĩ…
Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?
Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.
Giá trị sử dụng của hàng hoá
Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại…
Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất…
Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng
Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại…
Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá học…) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.
Xem thêm : 5 bài thuốc tại nhà hỗ trợ trị gan nhiễm mỡ
C.Mác viết: “giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó như thế nào”
Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.
Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng.
Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
Giá trị của hàng hoá
Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.
Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc.
Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.
Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh.
Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Thống nhất
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.
Đối lập
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo… đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
Xem thêm : Phong thủy 2022: Tuổi Giáp Tý 1984 hợp màu gì và khắc màu gì nhất?
Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Lý giải lý do vì sao hàng hóa có hai thuộc tính
Để giải thích được vì sao hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa thì cần hiểu nó có liên quan đến hai thuộc tính. Cả giá trị và giá trị sử dụng đều không phải do hai lao động kết tinh tại đó mà nó liên quan đến tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng:
Lao động cụ thể: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới hình thức cụ thể liên quan đến nghề nghiệp nhất định. Khi đó sẽ tạo ra được giá trị sử dụng cho đối tượng lao động, mục đích riêng. Kể cả công cụ lao động riêng có phương pháp hoạt động riêng biệt. Từ đó tạo ra kết quả lao động là sản phẩm mang công dụng khác nhau. Chúng mang giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng: Loại lao động này chính là của người sản xuất hàng hóa mà không kể đến hình thức cụ thể. Khi đó sẽ quy về tính chung nhất hay chính là sự tiêu hao sức lao động của người làm việc sản xuất ra hàng hóa nói chung. Mọi thứ tích lũy trong hàng hóa và tạo ra giá trị. Đặc biệt chỉ có lao động của người tham gia sản xuất hàng hóa mới mang tính trừu tượng mà vẫn tạo ra giá trị hàng hóa.
Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.
Tìm hiểu thêm thông tin về lượng giá trị của hàng hóa
Thước đo lượng giá trị của hàng hóa:
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động, như ngày, giờ…Song, trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa, nhưng với mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Do đó lượng giá trị của hàng hóa không phải do thời gian lao động cá biệt quy định (vì nếu như vậy thì người sản xuất ra hàng hóa càng lười, càng yếu kém bao nhiêu thì lượng giá trị hàng hóa của họ lại càng lớn bấy nhiêu). Mà lượng giá trị của hàng hóa được đo bởi “thời gian lao động xã hội cần thiết”.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, tức là với một mức trang bị kỹ thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình của xã hội. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường. Như vậy, thời gian lao động cá biệt chỉ quyết định giá trị cá biệt của hàng hóa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
Cường độ lao động:
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động. Tăng cường độ lao động tức là tăng mức độ khẩn trương, nặng nhọc của lao động. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra trong một thời gian tăng lên và mức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng nên giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.
Năng suất lao động:
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ tay nghề của người lao động, mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động tăng lên thì khối lượng hàng hóa sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại, tức là giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Mức độ phức tạp của lao động:
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới thực hiện được. Lao động phức tạp, thực chất là lao động giản đơn được nhân bội lên.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc xung quanh khái niệm Hàng hóa là gì? hàng hóa có những thuộc tính nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp