Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau, có ví dụ cụ thể từ khi hàng về kho nhưng chưa có hóa đơn đến khi nhận được hóa đơn GTGT.
Bạn đang xem: Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau có ví dụ rõ ràng
I. Chứng từ chứng minh hàng về trước hóa đơn hàng hóa
Để chứng minh được hàng hóa về trước hóa đơn về sau cần dựa vào các chứng từ sau:
- Biên bản giao nhận hàng hóa (trên biên bản giao hàng cần thể hiện rõ ngày giao hàng);
- Phiếu nhập, phiếu xuất kho hàng hóa của các bên;
- Điều khoản thỏa thuận trên hợp đồng mua bán hàng hóa.
Lưu ý: Các chứng từ trên phải ghi rõ ngày giao hàng hóa và thời điểm giao nhận hóa đơn.
II. Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau
1. Khi hàng về đến kho nhưng chưa có hóa đơn
Nợ 156, 152, 153: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính;
Có 111, 112, 331: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính.
Ví dụ 1:
Công ty Anpha đặt mua 100 chiếc ghế văn phòng của công ty B về bán. Ngày 10/08/2022 bên B giao ghế cho Anpha kèm theo biên bản giao nhận hàng hóa với giá tạm tính là 700.000 đồng/chiếc (chưa xuất hóa đơn GTGT).
Khi đó, giá trị lô hàng nhập về là: 100 x 700.000 = 70.000.000 đồng.
Định khoản:
Nợ 156: 70.000.000 đồng;
Có 331: 70.000.000 đồng.
>> Xem thêm: Các loại hóa đơn.
2. Khi nhận được hóa đơn GTGT
Xem thêm : Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ là bao nhiêu? Có bị giữ bằng không?
2.1 Giá mua bằng giá tạm tính
Nợ 133: Số lượng x Giá x Thuế suất;
Có TK 11, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.
2.2 Giá mua lớn hơn giá tạm tính
➨ Bước 1: Hạch toán thuế GTGT
- Nợ TK 133: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất;
- Có TK 111, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.
➨ Bước 2: Điều chỉnh tăng giá trị hàng mua
- Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính);
- Có TK 111, 112, 331: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính).
Ví dụ 2:
Như ví dụ 1, ngày 12/08/2022 bên B chuyển giao hóa đơn GTGT cho Anpha với giá trên hóa đơn là 710.000 đồng/chiếc.
Trả lời:
Thuế GTGT trên hóa đơn là 100 x 710.000 x 8% = 5.680.000 đồng;
Giá trị hàng mua tăng thêm: 100 x (710.000 – 700.000) = 1.000.000 đồng.
Nợ TK 133: 5.680.000 đồng;
Có TK 331: 5.680.000 đồng;
Nợ TK 156: 1.000.000 đồng;
Có TK 331: 1.000.000 đồng.
2.3 Giá mua nhỏ hơn giá tạm tính
➨ Bước 1: Hạch toán thuế GTGT
- Nợ TK 133: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất;
- Có TK 111, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.
➨ Bước 2: Điều chỉnh giảm giá trị hàng mua
- Nợ TK 111, 112, 331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua);
- Có TK 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua).
Ví dụ 3:
Bên B xuất hóa đơn cho Anpha với giá 650.000 đồng.
Số thuế GTGT là: 650.000 * 100 * 8% = 5.200.000 đồng;
Giá trị hàng mua bị giảm: (700.000 – 650.000) x 100 = 5.000.000 đồng.
Nợ TK 133: 5.200.000 đồng;
Có TK 331: 5.200.000 đồng;
Nợ TK 331: 5.000.000 đồng;
Có TK 156: 5.000.000 đồng.
III. Câu hỏi liên quan đến cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau
Dương Hằng – Phòng Kế toán Anpha
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp