Học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu vì mắc nhiều lỗi trong tuần
Một người mẹ chia sẻ câu chuyện của con bị xếp loại hạnh kiểm hằng tuần trên diễn đàn phụ huynh học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh như sau.
Bạn đang xem: Xếp loại hạnh kiểm học sinh hằng tuần có đúng quy định?
“Con tôi năm nay học lớp 8, học lực trung bình khá, cũng lười và không tập trung trong giờ học dẫn đến kết quả không tốt, chứ tôi nhận định là cháu không phải kém.
Tuy nhiên, có một vấn đề khiến cả hai mẹ con tôi đang bị khủng hoảng, đó là việc xét hạnh kiểm hằng tuần. Từ đầu năm đến giờ, hạnh kiểm của cháu chỉ có 2 tuần tốt, còn lại là trung bình, khá, và đỉnh điểm là 2 tuần gần đây cháu bị hạnh kiểm yếu.
Lý do cháu bị xếp hạnh kiểm yếu là vì mắc trên 6 lỗi trong 1 tuần. Cụ thể, không mặc đồng phục, không trực nhật, mất trật tự trong giờ, làm việc riêng, quên dụng cụ học tập, không làm bài tập về nhà… Và người ghi lại các lỗi đó là bạn tổ trưởng, sau đó báo cáo lại giáo viên chủ nhiệm.
Tôi rất hoang mang với cách đánh giá như thế này.
Xem thêm : Phân mảnh là hình thức sinh sản có ở:
Theo tôi nghĩ, tổ trưởng cũng là học sinh cùng lớp, liệu bạn có đủ cách nhìn nhận để đánh giá từng hành vi của các bạn khác hay không? Ví dụ như lỗi mất trật tự trong giờ như thế nào thì sẽ bị ghi? Nếu như giáo viên ghi vào sổ đầu bài thì tôi không nói, nhưng đa số là thầy cô giáo không ghi mà do tổ trưởng tự quyết định ghi lỗi.
Thêm nữa, giáo viên chủ nhiệm cũng không thể quan sát hết tất cả các giờ, chỉ căn cứ vào việc ghi của tổ trưởng, rồi nhận xét đánh giá hạnh kiểm hằng tuần như vậy. Giáo viên cũng không có cách để giúp học sinh sửa chữa mà chỉ tìm lỗi, ghi lỗi và xử lý. Có lẽ quan điểm của mỗi giáo viên chủ nhiệm là khác nhau.
Theo tôi tìm hiểu và nhận định, con tôi không phải thuộc diện cá biệt. Cháu cũng không phải là tâm điểm gây rối trong lớp, nhưng mình không biết làm thế nào để giúp cháu khắc phục các lỗi.
Tôi thấy, việc đánh giá hạnh kiểm, đạo đức chưa thật đầy đủ, khách quan như thế có thể sẽ gây tác dụng ngược. Lứa tuổi của các con đang dần hình thành quan điểm riêng, việc kỷ luật cũng là cách để giúp con rèn luyện bản thân được tốt. Thế nhưng, nếu giáo viên chỉ chăm bắt lỗi và hạ hạnh kiểm học sinh liệu có phù hợp hay không?
Và như vậy, thì tiềm ẩn nguy cơ bạo lực học đường, việc này các giáo viên và nhà trường có tính đến không?
Giáo viên xếp hạnh kiểm học sinh loại yếu có đúng?
Có thể nhận thấy, việc học sinh vi phạm nội quy trường, lớp như không mặc đồng phục, không trực nhật, mất trật tự trong giờ, làm việc riêng, quên dụng cụ học tập, không làm bài tập về nhà… như lời kể của phụ huynh trên là không có gì lạ ở các nhà trường phổ thông.
Xem thêm : Lý lịch tư pháp là gì? Thủ tục làm lý lịch tư pháp mới nhất
Mỗi khi học sinh vi phạm nội quy thì giáo viên phải xử lí kỉ luật nhằm giúp các em nhận thức cái không đúng và sửa đổi để tốt hơn. Tuy nhiên, nếu giáo viên sử dụng các hình thức kỷ luật không phù hợp thì có thể sẽ xảy ra những hệ lụy đáng tiếc.
Nhiều giáo viên có kinh nghiệm sư phạm cho hay, trước khi muốn kỷ luật học sinh, thầy cô giáo cần đặt câu hỏi, mục tiêu có giúp học sinh nhận ra sai lầm hay không? Với học sinh, ở bất kỳ lứa tuổi nào các em cũng có sự nhạy cảm riêng, vì vậy kỷ luật phải hợp tình hợp lý và có tính giáo dục, giúp các em sửa sai và tiến bộ.
Trở lại việc giáo viên áp dụng hình thức kỉ luật bằng việc xếp loại hạnh kiểm hàng tuần như phụ huynh phản ánh có đúng không?
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông như sau (trích):
Theo quy định này, việc giáo viên đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tuần là sai luật. Hơn nữa, việc giáo viên xếp hạnh yếu là sai – mà phải là chưa đạt.
Có thể nhận thấy, sự vô tình, máy móc của giáo viên trong xếp loại hạnh kiểm có thể gây ra thương tổn khó phai trong tâm hồn của những học sinh đang phát triển và nỗ lực khẳng định bản thân trong học tập. Vì vậy, sự băn khoăn của phụ huynh như câu chuyện đã dẫn là hoàn toàn có thể cảm thông, chia sẻ.
Dành lời khuyên cho phụ huynh học sinh này, những phụ huynh khác trên diễn đàn đưa ý kiến: “Trước mắt, chị nên chấn chỉnh con về việc mặc đồng phục, làm bài tập về nhà, mang đủ dụng cụ học tập, trực nhật lớp… Chị cần thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì con sẽ dần đi vào nề nếp thôi”.
Thêm nữa, cần sự trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và phụ huynh, để kịp thời chấn chỉnh những việc làm chưa đúng với quy định, có thể để lại hậu quả khó lường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp