TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Trách nhiệm pháp lý về hành vi cố ý gây thương tích

Hiện nay, cố ý gây thương tích là hành vi xảy ra rất phổ biến và thường xuyên. Tội phạm cố ý gây thương tích không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bị hại mà còn tác động xấu đến trật tự an ninh xã hội. Vậy người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt như thế nào?

I. Thực trạng về hành vi cố ý gây thương tích

Những năm gần đây nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ có xu hướng gia tăng trong đó tội cố ý gây thương tích đã trực tiếp xâm hại đến sức khỏe của con người, gây bất ổn cho xã hội. Đây là tội phạm thường xuyên diễn ra và là mối quan tâm nhức nhối của cả nước. Xuất phát từ tính khí bốc đồng, hiếu thắng cộng với sự kích thích của bia, rượu, thậm chí từ một vài mâu thuẫn nhỏ, nhiều đối tượng đã có những hành vi cố ý gây thương tích xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác, gây mất trật tự, an ninh xã hội.

hanh vi co y gay thuong tich cho nguoi khac 1

II. Quy định pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích

1. Khái niệm về hành vi cố ý gây thương tích

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể.

2. Các yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích

Trong pháp luật hình sự có rất nhiều tội danh được quy định, để xác định một tội danh nhằm xử lý đúng người đúng tội cần căn cứ vào nhiều yếu tố, đặc biệt là xác định các yếu tố cấu thành tội danh đó. Hành vi được coi là Tội cố ý gây thương tích cho người khác nếu đáp ứng đủ các yếu tố sau:

Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người.

Tội cố ý gây thương tích được thể hiện qua hành vi dùng vũ lực (có hoặc không sử dụng vũ khí) hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể người khác gây tổn thương cho họ. Các hành vi cụ thể thường thấy là đánh, đập, đâm, chém, đấm đá, v.v…

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

Yếu tố lỗi: Hành vi của người phạm tội phải thực hiện do lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi đánh người gây thương tích của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe cho người khác; song mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

3. Chế tài liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích

Hành vi cố ý gây thương tích có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

III. Giải đáp một số câu hỏi về hành vi cố ý gây thương tích

1. Cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tích 0% thì có phạm tội không?

Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như dùng hung khí nguy hiểm, dùng vũ khí vật liệu nổ, có tổ chức…sẽ bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích. Như vậy, cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tích 0% thì có thể bị truy tố nếu thuộc các trường hợp luật quy định.

2. Gây thương tích cho người thi hành công vụ, có thể xử lý về Tội cố ý gây thương tích không?

Gây thương tích cho người thi hành công vụ có thể bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích nếu trong trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như dùng hung khí nguy hiểm, dùng vũ khí vật liệu nổ, có tổ chức…

3. Cố ý gây thương tích nhưng làm người bị gây thương tích chết thì có căn cứ xác định người gây thương tích phạm tội giết người không?

Tùy thuộc vào yếu tố như mức độ tấn công, cường độ tấn công, hung khí sử dụng, yếu tố lỗi, cơ quan điều tra sẽ xác định hành vi đó là tội cố ý gây thương tích nhưng gây chết người hay tội giết người.

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

4. Tội cố ý gây thương tích có được hưởng án treo?

Tội cố ý gây thương tích có thể được hưởng án treo theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

5. Tạt axit gây thương tích mấy % thì bị tội cố ý gây thương tích cho người khác? Mức hình phạt phải chịu là gì?

Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự, hành vi tạt axit nguy hiểm không kể tỷ lệ tổn thương cơ thể là bao nhiêu đều sẽ bị truy cứu tội cố ý gây thương tích cho người khác. Người thực hiện hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

6. Thực hiện hành vi cố ý gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15% có phải đi tù hay không?

Thực hiện hành vi cố ý gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15% chưa chắc bị phạt tù mà có thể được hưởng án treo tùy thuộc vào tình tiết giảm nhẹ trong vụ án.

7. Người mới 16 tuổi 4 tháng 21 ngày thì có đủ tuổi đi tù về tội cố ý gây thương tích do dùng gậy đánh người gây tỷ lệ thương tích 37% không?

Theo Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tại điểm a Khoản 2 Điều 91 Bộ luật này, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cố ý gây thương tích cho người khác có thể miễn trách nhiệm hình sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này. Như vậy, theo quy định trích dẫn trên, người mới 16 tuổi 4 tháng 21 ngày có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích do dùng gậy đánh người gây tỷ lệ thương tích 37%.

IV. Dịch vụ tư vấn pháp lý về hành vi cố ý gây thương tích

Trên đây là thông tin giải đáp vướng mắc về hành vi cố ý gây thương tích mà công ty NPLAW gửi đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả có bất kỳ vướng mắc nào liên quan cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với NPLAW theo thông tin liên hệ sau:

CÔNG TY LUẬT TNHH NGỌC PHÚ

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn