Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là?

Câu hỏi:

Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là?

A.Hạt nơtron và electron.

B.Chỉ có hạt proton.

C.Hạt electron và proton.

D.Chỉ có hạt electron.

Đáp án đúng B.

Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là chỉ có hạt proton, thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron, hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, hầu hết được tạo bởi các hạt proton và notron trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

Cấu tạo nguyên tử

– Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện.

– Nguyên tử được chia làm 2 phần chính: đó là vỏ và hạt nhân

Mọi nguyên tử đều cấu tạo từ ba loại hạt: Proton, nơtron và electron.

Thành phần nguyên tử

Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:

+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, hầu hết được tạo bởi các hạt proton và notron trừ nguyên tử 1H trong hạt nhân không có nơtron.

+ Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương là proton, electron mang điện tích âm và notron không mang điện

+ Hầu hết khối lượng nguyên tử đều tập trung ở hạt nhân mặc dù hạt nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ thể tích của nguyên tử.

Trong nguyên tử số p = số e

Khối lượng nguyên tử

– Để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các loại hạt, ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử ký hiệu là u (dvC).

– Nguyên tử khối (NTK) là con số so sánh khối lượng của nguyên tử với khối lượng nguyên tử cacbon.

Thí dụ: khối lượng của 1 nguyên tử hiđro là 1,6735.10-27kg = 1u.

Kích thước nguyên tử

– Để biểu thị kích thước nguyên tử, ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom (Å).

1nm = 10-9 m, 1 Å = 10-10 m.

– Đường kính của hạt nhân còn nhỏ hơn, nó rơi vào khoảng 10-5 nm. Như vậy đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10000 lần.