Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
- Xe tải được phép chở quá khổ bao nhiêu phần trăm theo quy định?
- Các nguyên tắc truyền máu cơ bản
- Sinh năm 1980 Canh Thân năm 2023 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Canh Thân
- Các bộ phận cơ bản bên ngoài của AK 47 và các chức năng của nó
- Bao nhiêu tuổi thi bằng lái xe ô tô? Giới hạn độ tuổi lái xe ai cũng biết
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh
Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả sau
+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.
+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.
+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
Cùng Top lời giải tìm hiểu tình hình phát triển dân số thế giới, nguyên nhân, hậu quả của việc tăng dân số hiện nay
Tình hình phát triển dân số thế giới tăng nhanh
– Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người càng rút ngắn từ 123 năm xuống 32, xuống 15 năm, 13 năm, 12 năm.
Xem thêm : Điểm danh TOP 5 Cung hoàng đạo dễ khóc nhất trong 12 chòm sao
– Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.
– Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX do tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe,…
Bùng nổ dân số là gì
Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh, đột ngột, vượt ngoài tầm kiểm soát trong một thời gian ngắn gây ảnh hướng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 2,1%.
Nguyên nhân và hậu quả của bùng nổ dân số
– Nguyên nhân: các nước thuộc địa giành độc lập, đời sống được cải thiện và các tiến bộ về y tế, khoa học làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
– Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:
Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dự kiến dân số có thể ổn định vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người.
Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng của thế giới. Sự gia tăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính như: Dân số và tập quán sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Đến nay thế giới đã có trên 270 thành phố trên 1 triệu dân và 50 thành phố trên 5 triệu dân.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Xem thêm : Bảo vệ môi trường là gì? 5 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v…
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất hầu như không thay đổi nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc. Từ năm 1950 – 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng.Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái.
Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. ở những nơi mà số lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang. Hiện tượng này đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế chăn nuôi tại châu Phi và Trung Á. Đất chăn nuôi bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các thành thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ.
Đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Hiện nay, có tới một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hóa nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi Chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.
–
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,… được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp